Sự thật kinh ngạc về một bộ bộ tộc: Đàn ông có sữa cho con bú
'Bảy cách nhìn người' nổi tiếng của Gia Cát Lượng: Với 7 câu này, bạn có thể nhìn thấu một con người! / Một người đàn ông đào đất và vô tình tìm thấy một con rùa béo không vỏ, các chuyên gia: Kỳ thực, đó không phải là rùa
Câu chuyện tưởng như đùa nhưng lại có thật ở Trung Phi. Aka là một trong số ít những bộ tộc còn giữ nếp sống nguyên thủy với truyền thống săn bắn, hái lượm. Điều đặc biệt, đàn ông của bộ tộc này có khả năng cho con bú như những “bà mẹ” thực thụ.
Tộc người Aka còn được biết là tộc người lùn sống trong những khu rừng nhiệt đới miền trung châu Phi. Dân số bộ tộc khoảng 20.000 người và nổi tiếng là nơi sản sinh những người cha tốt nhất thế giới.
Nếu như người cha phụ trách chăm sóc con và làm việc gia đình thì người phụ nữ Aka sẽ đi săn bắn thú rừng, xây nhà và gánh vác các công việc của “cánh mày râu”. Kết quả thống kê từ tạp chí nghiên cứu con người cho thấy, người đàn ông trong bộ tộc dành đến 47% thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái của mình.
Giáo sư Barry Hewlett, một nhà nhân chủng học người Mỹ là người đầu tiên chung sống với tộc người và xác nhận tập tục cho con bú của đàn ông Aka. Ông thừa nhận việc bình đẳng giới giữa nam và nữ song vẫn chưa thể giải thích được việc những đứa trẻ của bộ tộc có thể bú cha hàng ngày.
Barry Hewlett và nhóm nghiên cứu đưa ra lý giải duy nhất, việc đứa trẻ tác động liên tục vào núm vú của người cha khiến testosterone giảm và hóc-môn prolactin tăng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể người đàn ông tiết ra sữa giống như phụ nữ.
Sau thời gian dài cho con bú nhiều người cha sở hữu bộ ngực “khủng” hơn bình thường. Họ rất tự hào về điều đó vì Aka là tộc người duy nhất trên thế giới có khả năng nuôi con khôn lớn từ dòng sữa cha.
Ngoài ra, nếu cha mẹ không có thời gian thì đứa bé vẫn nhận được sự chăm sóc từ ông bà hoặc hàng xóm. Chính vì thế, đứa trẻ có thể phát triển và nhận dinh dưỡng từ nhiều nguồn sữa khác nhau từ dân làng.
Từ trước đến nay, người phụ nữ vẫn được nhìn nhận là phái yếu, gắn liền vai trò làm vợ và thiên chức làm mẹ với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình… Giáo sư Hewlett cho biết, điều kỳ lạ là người phụ nữ của bộ tộc khi mang thai tới tháng thứ 8 vẫn đi săn, thậm chí còn có kỹ năng thành thạo hơn thợ săn chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi sự đóng góp quan trọng của người mẹ trong lĩnh vực nuôi dạy con cái. Giáo sư cho rằng tộc người Aka mang thông điệp về bình đẳng giới giống như các cặp vợ chồng phương Tây. Sự cân bằng giữa làmkinh tế, việc gia đình và chăm sóc con cái.
“Vai trò chủ động của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con là rất cần thiết. Bé khi được 3 tháng tuổi, ngoài việc gần gũi mẹ có thể tiếp xúc và thân thiết với cha. Chẳng hạn như người đàn ông Aka, họ sẵn sàng cho con bú ngay cả khi đang ngồi bàn nhậu” Hewlett nói.
Người Aka luôn tin rằng những đứa trẻ mang tới cho họ phước lành và may mắn. Với họ con cái là điều quý giá nhất trong cuộc đời. Ngày nay, người dân bộ tộc đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như đất đai, hoạt động khai thác từ con người.
Trong lịch sử, trường hợp đặc biệt của người cha ở Scotland được ghi nhận là hiếm gặp bởi sau khi ghì chặt cậu con trai vào lòng, ngực anh đã tiết ra những dòng sữa vô cùng kỳ lạ. Hay như B.Wijeratne 38 tuổi ở Walapanee, Sri Lanka phải bất đắc dĩ cho con bú vì vợ tai nạn qua đời. Chỉ ít lâu khi con gái bú, ngực anh B. Wijeratne đã chảy ra dòng sữa như sữa mẹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá vị nữ tướng dũng mãnh từng khiến Triệu Vân thua thảm khi so đấu, dễ dàng bắt sống Trương Nghi và Mã Trung trên chiến trường
Phát hiện 'gây sốc' tiết lộ nền văn minh của người Maya cách đây 4.000 năm
Ở thời Tam Quốc, tại sao Thục Hán diệt vong, Tào Ngụy suy tàn mà Đông Ngô là nước cuối cùng sụp đổ?
4 nhân tài kiệt xuất Lưu Bị từng bỏ lỡ: Người cuối cùng xuất sắc hơn cả Gia Cát Lượng
Điểm danh những tướng lĩnh của Tào Ngụy đầu hàng Thục Hán rồi nhanh chóng trở thành công thần, bài học từ cách dùng người của Lưu Bị và Lưu Thiện
Bí ẩn cuộc đời nhân vật nhặt được đao của Hạng Vũ, xưng bá thời Tam Quốc: Hầu như ai cũng biết