Khám phá

Sự thật ngỡ ngàng về chân dung ngoài đời của danh tướng Lưu Bị

Câu nói nổi tiếng: "Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo" chính là câu nói từ miệng của Lưu Bị mà ra. Có thể nói, trong mắt Lưu Bị, vợ con chẳng qua là một thứ đồ vật tùy lúc có thể mặc vào cởi ra mà thôi… Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.

Sự thật thú vị về người tình của nữ hoàng Cleopatra / Sư tử bị tuyên án chung thân trong sở thú vì tội giết người

Lưu Bị tự là Huyền Đức, người quận Trác, nay là tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, hậu duệ một nhánh xa của hoàng tộc nhà Đông Hán. Lưu Bị cũng là người sáng lập nên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử sách thường gọi là Chiêu Liệt Đế. Câu nói nổi tiếng: "Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo" chính là câu nói từ miệng của Lưu Bị mà ra. Có thể nói, trong mắt Lưu Bị, vợ con chẳng qua là một thứ đồ vật tùy lúc có thể mặc vào cởi ra mà thôi… Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
Chân dung Lưu Bị được tái hiện trên phim ảnh. Ảnh T.G
Dị tướng dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng

Lưu Bị là người huyện Trác, quận Trác, tự xưng là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con của Hán Cảnh đế. Lưu Bị liên tục nói về mình như vậy, cứ gặp người là nói vậy, sử sách cũng cứ như vậy mà ghi về Bị. Còn về chuyện có thực hay không thì chẳng có ai biết. Những người ưa thích "Tam Quốc diễn nghĩa" đều nghe rất quen câu này của Lưu Bị: "Tại hạ Lưu Bị, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng". Thực tế, chẳng có ai muốn hỏi Lưu Bị là hậu duệ, con cháu của ai, vì vậy, cách nói đó của Lưu Bị quả thực rất thừa và vô duyên.

Tuy nhiên, đi đâu Lưu Bị cũng chỉ có một cách nói như vậy. Điều này chứng tỏ, xuất thân nghèo khổ đã khiến Lưu Bị phải đau đầu rất nhiều. Lưu Bị từ nhỏ đã mồ côi cha, cùng mẹ đan chiếu bán để sống qua ngày. Bên cạnh căn lều cỏ của mẹ con Lưu Bị ở có một cây dâu, nhìn từ xa trông giống như một chiếc xe có lọng che. Những người khách đi qua đây nhìn thấy hình dáng của cái cây này đều lấy làm kỳ lạ, nói rằng ở đây hẳn có quý nhân. Khi Lưu Bị chơi với chúng bạn ở dưới gốc cây nói: "Sau này ta sẽ đi một chiếc xe sang trọng như vậy". Thời bấy giờ, xe có lọng là loại xe dành cho hoàng đế, vì vậy, chú của Lưu Bị là Lưu Tử Kính mới quát Lưu Bị rằng: "Mày ăn nói lung tung như vậy định hại chết cả gia đình chúng ta hay sao?".

Từ nhỏ, Lưu Bị đã không thích đọc sách, học hành cả ngày chỉ thích chơi với chó, ngựa, đàn hát và mặc quần áo đẹp. Lưu Bị là người thích kết giao với những kẻ hào hiệp. Vì vậy, Trương Thế Bình, Tô Song Kha, các thương nhân nổi tiếng ở Trung Sơn đều bị kẻ "hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương" cuốn hút, cho rằng ông ta là kẻ không hề tầm thường nên đã cung cấp Lưu Bị không ít tiền bạc.

Với số tiền của được cung cấp, Lưu Bị đã mua một đôi binh mã bắt đầu thực hiện kế hoạch tranh đoạt thiên hạ của mình. Thời đại Tam Quốc là thời đại của những kẻ gian hùng. Tuy nhiên, khác với Tào Tháo và Tôn Quyền có sẵn một cơ sở vững chắc do thế hệ trước để lại, Lưu Bị dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Tất cả gia sản của Lưu Bị chỉ là cái danh "hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng".
Mỗi khi có biến chỉ lo chạy thoát thân

Lưu Bị không phải là một kẻ háo sắc đến cuồng loạn, do vậy trong sử sách rất ít nói đến chuyện tình ái của ông ta. Tuy nhiên, Mạnh Tử có nói: "Thực, sắc, tính dã", nghĩa là chuyện ham muốn ăn uống và tình dục là bản năng của con người. Lưu Bị cũng không phải ngoại lệ và chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách. Những người thích Tam Quốc hẳn ai cũng nhận thấy rằng, Lưu Bị có một đặc điểm rất xấu đó là đánh được thì đánh, không đánh được ắt chạy thoát thân thục mạng, tính mệnh của vợ, của con đều quên sạch.

Trong cả sử sách lẫn "Tam Quốc diễn nghĩa" có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không được xứng tầm với một đại anh hùng, vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình. Điển hình nhất là năm Kiến An thứ 5, Lưu Bị không cam tâm dưới trướng Tào Tháo, mượn cớ Viên Thuật mâu thuẫn với Tào Tháo mà đánh chiếm Hạ Phì vốn đã thuộc về Tào Tháo. Tào Tháo không thể tha thứ bèn đem quân đánh Bị. Hoàng thúc lần này lại thêm một lần mất mặt. Chưa giao chiến, chỉ mới thấy cờ quân Tào đã hoảng sợ không còn con đường lựa chọn nào khác "bỏ dân mà chạy".

Đến năm Kiến An thứ 13, trong chiến dịch Trường Bản, Lưu Bị "bỏ vợ con, cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân... khoảng hơn mười người ngựa bỏ chạy". Cam phu nhân và A Đẩu may mắn được Triệu Vân bảo vệ mới thoát khỏi kiếp nạn. Trong các sử liệu không thấy nhắc đến Mi phu nhân, rất có thể đã thiệt mạng trong chiến dịch này. Như vậy, Lưu Bị bốn lần li tán cùng gia đình, trong đó, Lã Bố bắt hai lần, Tào Tháo bắt hai lần.

Truy nguyên nguồn gốc của sự tình dường như đều liên quan đến Tào Tháo. Điều đáng nói là, mọi người thường ca ngợi Lưu Bị trăm lần thất bại cũng không khuất phục, chính bản thân Lưu Bị cũng xác nhận như vậy. Nhưng cách mà Lưu Bị đối xử với vợ con như vậy hoàn toàn không thể lấy lý do "bỏ cái nhỏ để lấy cái lớn" để biện minh được. Bởi lẽ, nếu không giữ được cái nhỏ thì chắc gì cái lớn đã giữ được.

Thật ra điều này cũng không lấy gì làm lạ, ngay trong Tam Quốc diễn nghĩa Lưu Bị đã từng nói rằng: "Anh em như tay chân, vợ con như quần áo vậy thôi" mà y phục thì hoàn toàn có thể tùy tiện vứt bỏ. Bởi vì "quần áo rách, có thể may cái mới, chân tay bị chặt làm sao mà nối được đây?". Nhiều người cho rằng, câu nói này thể hiện khí phách anh hùng, hoài bão kinh bang tế thế của Lưu Bị. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng điều này chỉ thể hiện sự coi thường của Lưu Bị đối với vợ con mình.

Với Lưu Bị, vợ con chỉ giống như đồ vật, tùy lúc, tùy nơi có thể thay được. Chính vì thế, trong cuộc đời mình, Lưu Bị rất nhiều lần bỏ vợ con chạy thoát thân và cũng lấy rất nhiều vợ. Trước khi lấy Cam, Mi phu nhân, Lưu Bị đã trải qua nhiều đời vợ. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh loạn lạc, vợ của Lưu Bị hoặc chết vì bệnh, hoặc chết vì chiến loạn nên dù là vợ thứ nhưng Cam phu nhân được Lưu Bị giao cho nắm quản mọi việc trong gia đình.
Mĩ nhân một dạ vì chồng

Cam phu nhân là một mỹ nữ nổi tiếng thời kỳ Tam Quốc. Sinh ra trong một gia đình nghèo hèn, từ nhỏ Cam thị đã được một người xem tướng nói rằng: "Cô gái này sau này sẽ phú quý vô cùng, được một vị quý nhân nâng đỡ". Tương truyền dung mạo của Cam phu nhân khi trưởng thành không giống với những phụ nữ bình thường khác. Mười tám tuổi đã trở thành mỹ nữ rất được Lưu Bị mê đắm. Lưu Bị thường để cô cùng ở trong trướng lụa, đứng ở ngoài trời mà nhìn. Sau khi Lưu Bị khởi binh tại Dự Châu đã nạp Cam thị làm thiếp. Sau đó mấy người vợ cả của Lưu Bị đều qua đời, Cam phu nhân vì thế mà trở thành vợ cả. Sau khi Lưu Bị đến Kinh Châu nhờ cậy Lưu Biểu, sinh hạ được A Đẩu.

Cả đời Cam phu nhân theo Lưu Bị chạy đông chạy tây, trôi dạt nghèo khổ tương phản hoàn toàn với dự đoán của người xem tướng thuở nhỏ. Cả đời cô ấy chưa từng được hưởng một chút hạnh phúc nào.

Cam thị giống như tuyết trắng ngưng tụ dưới ánh trăng vậy. Ở Hà Nam có người muốn lấy lòng Lưu Bị, dâng tặng một tượng ngọc cao ba thước (khoảng 1m), Lưu Bị đem tượng ngọc này để cạnh Cam phu nhân, thường bắt Cam phu nhân trong đêm phải bỏ hết y phục để so sánh với người ngọc ở bên. Lưu Bị chơi đùa Cam phu nhân không khác gì pho tượng bằng ngọc, thường nói: "Điều quý của ngọc là ở chỗ nó có thể so với cái đức của người quân tử. Hơn nữa lại có thể đẽo tạc thành nhân hình thì khó mà bỏ đi được". Sự thanh khiết, nồng ấm của Cam phu nhân và tượng ngọc không có sự phân biệt, mọi người nhìn không biết đâu là người ngọc, đâu là Cam phu nhân. Vì thế Cam phu nhân rất muốn phá hủy tượng ngọc.

Bà từng khuyên Lưu Bị rằng: "Trước đây Tử Hãn không lấy ngọc làm quý, sách Xuân Thu vì thế mà khen ngợi. Hiện tại Ngô và Ngụy đều chưa diệt được, làm sao có thể vui chơi mà quên chí của mình. Phàm là thứ gì sinh ra dâm cảm đều không nên dùng". Lưu Bị nghe những lời đại nghĩa của Cam phu nhân mới bỏ tượng ngọc. Tổng quan mà xét cuộc đời của Cam, Mi phu nhân và vận mệnh của Mi phu nhân cũng có một chút tựa hồ tốt đẹp: từ thiếp lên địa vị một phu nhân, sau khi chết được Lưu Bị phong làm Hoàng Tư phu nhân.

Đến khi hậu chủ Lưu Thiện tức vị đã phong bà thành Chiêu Liệt hoàng hậu, để bà hợp táng cùng Lưu Bị. Nhưng sự tôn vinh này cũng chỉ là nhờ có Lưu Thiện, con của bà, chẳng qua là "phú quý nhờ con" mà thôi. Đến như Mi phu nhân thì số phận quả thực là bất hạnh. Xét cho cùng thì khi Lưu Bị gặp nạn lấy bà, bà vẫn là chính thất nhưng khi Lưu Bị làm Hoàng đế thì không còn đoái hoài gì đến bà nữa. Tam Quốc chí của Trần Thọ cũng không lập cho bà một truyện riêng mà chỉ đề cập đến bà trong một câu của Mi Trúc truyện (Trúc dâng em gái của mình làm phu nhân của tiên chủ). Có thể nói rằng, Mi phu nhân lúc còn sống thì gian khổ, gặp hết kiếp nạn này tới kiếp nạn khác khi chết lại im hơi lặng tiếng.
1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm