Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba nhân vật khiến Gia Cát Lượng sợ hãi nhất trong đời
Gia Cát Lượng nói đùa rằng Lưu Bị sợ vợ, lời nói có ý cả, nhưng không biết liệu Lưu Bị có hiểu? / "Điểm yếu" chết người của Gia Cát Lượng mỗi lần đánh Ngụy
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng là một người "không gì là không thể", trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, bày binh bố trận, trị lý quốc gia tất cả đều tinh thông. Thế nhưng Gia Cát Lượng suy cho cùng cũng chỉ là một con người, không phải Thánh nhân, cũng có những người khiến ông phải sợ hãi.
Gia Cát Lượng một đời sợ nhất ba người, trong đó người đầu tiên thông minh hơn ông, hai người còn lại khiến truyền kì về ông bị thay đổi.
Gia Cát Lượng
Đầu tiên là Pháp Chính. Người này trước là bộ hạ của Lưu Chương, sau được Lưu Bị thu nhận và được trọng dụng làm thượng binh. Pháp Chính từng cùng Lưu Bị tham gia trận chiến Hán Trung, đưa ra kế sách, giúp Lưu Bị đánh bại được mãnh tướng Hạ Hầu Uyên của Tào Tháo.
Sau đó, Pháp Chính trong lúc Lưu Bị công chiếm Ích Châu và Hán Trung lập không ít đại công, giúp uy thế của Lưu Bị không ngừng lớn mạnh.
Vì vậy mà sau khi Lưu Bị chiếm được Thành Đô liền phong cho Pháp Chính làm Thái thú Thục Quận, Dương Uy tướng quân, còn Gia Cát Lượng chỉ được một Quân sư tướng quân, có thể thấy mức độ trọng thị của Lưu Bị đối với Pháp Chính cao hơn Gia Cát Lượng. Tiếc rằng Pháp Chính tài hoa hơn người nhưng lại qua đời vào năm thứ hai sau khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương.
Người thứ hai khiến Gia Cát Lượng sợ hãi chính là Tào Chân, con trai của Tào Tháo. Trong thời kỳ Tam Quốc, Tào Chân cũng là một nhân vật quan trọng. Tào Chân thực chất không phải là người của Tào gia, mà phụ thân của Tào Chân là Tần Thiệu, một người bạn tốt của Tào Tháo.
Lúc Tào Tháo đánh Viên Thuật, Tào Tháo đích thân dẫn một số người đi thăm dò tình hình quân địch nhưng bị Viên Thuật phát hiện và bị đại quân của Thuật truy sát. Trong tình thế cấp bách, Tần Thiệu đã đoạt lấy mũ sắt của Tào Tháo dẫn một số binh lính dụ quân địch đuổi theo, dùng tính mạng của bản thân đổi lấy mạng sống cho Tào Tháo. Chính vì thế sau này Tào Tháo đã nhận nuôi con trai của Tần Thiệu và đổi tên thành Tào Chân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?
Tào Tháo đối xử với Tào Chân như chính con đẻ của mình, Tào Chân cũng hết mực chung thành với Tào Tháo. Tào Chân với sự dũng mãnh của mình đã trở thành một đại tướng của Ngụy Quốc, đồng thời nhiều lần dẫn quân giao chiến với Gia Cát Lượng. Trong lần Gia Cát Lượng xuất quân Bắc phạt lần thứ nhất, Tào Chân nhận nhiệm vụ cấp bách trong lúc nguy nan nhưng lại có thể khiến Gia Cát Lượng đại bại, buộc phải lui binh.
Người cuối cùng là Hách Chiêu, tướng quân trấn thủ Trần Thương thành của Ngụy Quốc. Hách Chiêu từ nhỏ đã tòng quân, đồng thời bằng sự liều lĩnh của bản thân mà lập được vô số chiến công, trở thành một tướng lĩnh trong Tào Quân.
Sau đó Tư Mã Ý tiến cử Hách Chiêu trấn thủ Trần Thương, phòng thủ ngăn chặn Thục Hán. Không phụ sự kỳ vọng, Hách Chiêu từng chỉ với hơn ngàn quân phòng ngự, có thể đối kháng với đại quân Thục Quốc có số lượng gấp 10 lần. Cuối cùng vẫn có thể trụ vững thành công, khiến Gia Cát Lượng thất bại, hoảng hốt rút quân.