Sự thật ngược đời về khoa cử Trung Hoa: Sĩ tử mong đỗ Thám hoa hơn cả đỗ Trạng nguyên, xuất phát từ 1 nguyên nhân đặc biệt
4 nhân tài Việt trở thành trạng nguyên ở xứ người / Võ trạng nguyên nổi tiếng lịch sử Việt và cây đại đao nặng hơn 30 kg
Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, phương thức tuyển chọn nhân tài được biết tới nhiều nhất chính là thông qua chế độ khoa cử.
Theo đó, vào thời bấy giờ, nếu một người không có xuất thân tốt hay không có được người tiến cử, cách duy nhất để họ có thể tiến vào chốn quan trường chỉ có thể là thông qua con đường thi cử.
Dựa vào chế độ khoa cử của Trung Hoa xưa, vị trí dành cho ba người đứng đầu trong vòng thi cuối cùng lần lượt là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.
Thế nhưng có một sự thật là so với hai vị trí đầu bảng, nhiều sĩ tử càng hy vọng có cơ hội được đỗ Thám hoa hơn. Vì sao lại có chuyện ngược đời như vậy?
Nguồn gốc của danh hiệu "Thám hoa": Từng chỉ là nhân vật làm nền cho Trạng Nguyên
Đa số chúng ta đều biết rằng Thám hoa là người đỗ ở vị trí thứ ba trong vòng thi cuối cùng vào thời xưa.
Thế nhưng ít ai biết danh, danh hiệu này thực chất lại ẩn chứa không ít ý nghĩa, thậm chí còn có liên quan tới cả… nhan sắc của người đỗ.
Cách gọi "Thám hoa" xuất hiện từ thời nhà Đường. Vào lúc bấy giờ, những sĩ tử lọt vào vòng thi Đình sẽ được mời tham gia một buổi yến tiệc long trọng, cử hành tại vườn hoa trong cung, gọi là "Thám hoa yến".
Trong bữa tiệc đó, hai người sở hữu vẻ bề ngoài anh tuấn nhất sẽ được chọn làm "Thám hoa sứ"(hay có tư liệu còn gọi là "Thám hoa lang").
Công việc của họ cũng rất đơn giản, đó là phụ trách hái các loại hoa đẹp trong vườn, sau đó viết một bài thơ với ngụ ý chúc phúc hoặc biểu đạt tâm tình.
Sau khi màn mở đầu này hoàn thành, người đỗ đầu cũng tức là Trạng nguyên năm đó sẽ chính thức ra mắt tại yến tiệc.
Vì vậy vào thời Đường, những người mang danh Thám hoa thực chất chỉ đóng vai trò làm nền, sau khi nhân vật chính lên sàn diễn thì nhiệm vụ của họ cũng kết thúc.
Thế nhưng điều ít ai ngờ tới còn nằm ở chỗ, được chọn làm Thám hoa cũng chính là khởi đầu may mắn cho cuộc đời của những sĩ tử anh tuấn này.
Bởi lẽ lúc bấy giờ, chức danh Thám hoa vốn là dựa vào ngoại hình để tuyển chọn. Hơn nữa những người được chọn đều đã lọt vào vòng thi Đình.
Như vậy xét một cách khách quan, họ vốn là những thanh niên vừa có tài năng lại vừa có ngoại hình nổi bật.
Sau khi trở thành Thám hoa, tên tuổi của những người này càng nhanh chóng vang xa. Họ nghiễm nhiên trở thành đối tượng được săn đón hàng đầu của những tiểu thư nổi tiếng thời bấy giờ.
Và có lẽ cũng vì vậy nên hằng năm mỗi khi yến tiệc này kết thúc, kinh thành lại bắt đầu diễn ra không ít những màn cướp rể của các tiểu thư với mong muốn được cùng Thám hoa kết tóc xe duyên.
Tới thời nhà Tống, chế độ khoa cử được tiến hành cải cách, Thám hoa dần trở thành cách gọi của người đỗ vị trí thứ ba trong Tam giáp.
Tuy nhiên danh hiệu này vẫn thường có "luật ngầm" là mặc định dành cho những người vừa có tài, đồng thời cũng vừa có ngoại hình anh tuấn nhất trong số các sĩ tử.
Cơ hội đổi đời có 1-0-2 dành cho các Thám hoa: Tiền đồ hoàn toàn có thể xán lạn hơn cả Trạng nguyên, Bảng nhãn
Bên cạnh việc có được tiếng tăm và danh vọng nhất định, nhiều Thám hoa còn nắm trong tay cơ hội đổi đời có 1-0-2. Đó là trở thành Phò mã của Hoàng tộc.
Vào thời phong kiến, xuất phát từ quan niệm trọng nam khinh nữ, các công chúa của hoàng gia thường không được coi trọng bằng các hoàng tử.
Thế nhưng điều này cũng không thể thay đổi được sự thật rằng họ cũng mang trong mình huyết mạch của hoàng tộc. Do đó, việc tùy tiện cưới gả gần như là chuyện không thể nào.
Tuy nhiên số lượng công chúa trong hậu cung thường không hề ít. Vậy nhà vua nên làm thế nào để an bài cho họ những cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối?
Vừa vặn thay, sự xuất hiện của những Thám hoa vừa có tài lại vừa anh tuấn đã giúp nhà vua giải quyết triệt để mối âu lo này.
Cũng bởi vậy cho nên vào thời phong kiến, không ít Thám hoa đã có may mắn trở thành Phò mã. Những người đỗ danh hiệu này cũng thường xuyên trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí con rể của nhà hoàng tộc.
Một khi có thể trở thành Phò mã đương triều, con đường quan lộ của họ ắt sẽ càng thuận buồm xuôi gió, thậm chí tiền đồ có khi còn xán lạn hơn cả Trạng nguyên, Bảng nhãn.
Cho nên sự thật khó tin nói trên cũng chính là lý do giải thích cho câu hỏi vì sao các sĩ tử thời xưa lại khao khát vị trí Thám hoa hơn cả việc đỗ đầu.
Thế nhưng trên thực tế, do Thám hoa còn có yêu cầu nhất định về ngoại hình, cho nên thực chất độ khó và mức độ cạnh tranh có khi còn cao hơn cả vị trí Trạng nguyên.
Bởi vậy nên dù cho đây có là danh hiệu trong mơ thì muốn vượt qua vô số đối thủ để đỗ được Thám hoa cũng chưa bao giờ là một việc dễ dàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ