Khám phá

Từ cậu bé nghèo đứng hành lang học lỏm thành trạng nguyên

Nhà nghèo không có tiền đi học, hàng ngày, Vũ Duệ cõng em, đứng ngoài hiên lớp học lỏm. Tinh thần vượt khó hiếu học đã giúp cậu bé ấy đỗ trạng nguyên, công danh thành đạt.

Nghiên cứu mới: Thú mỏ vịt mang trong mình nồi "lẩu thập cẩm" gen của chim, bò sát và động vật có vú / Thỏ ăn thịt đã là khó tin rồi, bạn có biết thỏ còn ăn lại phân của chính mình?

Trạng nguyên Vũ Duệ tên thật Vũ Nghĩa Chi. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, ông sinh năm 1468 trong gia đình nghèo ở làng Trình Xá, tỉnh Phú Thọ.
Tương truyền, từ nhỏ, Chi đã nổi tiếng thông minh, ứng đối nhanh. Ngày nọ, cha mẹ đi vắng, một người đến đòi nợ, chỉ thấy cậu bé ở nhà bèn hỏi xem người lớn đi đâu.
Nghĩa Chi đáp: “Bố tôi đi chém cây sống, trồng cây chết. Mẹ đi bản gió, mua que”.
Người kia lấy làm lạ, suy nghĩ mãi mà không hiểu cha mẹ cậu bé đi đâu. Cuối cùng, ông ta dỗ dành, hứa xóa nợ cho gia đình nếu Nghĩa Chi trả lời thẳng.
Đền thờ trạng nguyên Vũ Duệ tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Đền thờ trạng nguyên Vũ Duệ tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Thần đồng lém lỉnh yêu cầu chủ nợ ấn tay lên cục đất dẻo làm tin rồi mới cho biết, cha cậu đi nhổ mạ để cấy còn mẹ đi bán quạt.
Hôm sau, người kia đến lúc cha mẹ Chi đang ở nhà. Cậu bé đưa cục đất có in dấu tay chủ nợ và yêu cầu ông thực hiện lời hứa. Ông ta chấp nhận xóa nợ, hy vọng cha mẹ Nghĩa Chi dùng tiền đó mua sách cho cậu đi học.
Còn theo Kho tàng về các ông trạng Việt Nam: truyện và giai thoại của Vũ Ngọc Khanh, nhà nghèo, cha mẹ không đủ tiền cho Vũ Nghĩa Chi ăn học. Hàng ngày, cậu phải trông em, nấu nướng để cha mẹ đi làm đồng.
Gần nhà, một ông thầy đồ mở lớp học. Sáng nào, Nghĩa Chi cũng cõng em, đứng ngoài hiên, học lỏm.
Nhiều bạn ghen ghét nhưng thấy ông đồ không nói gì nên cũng không dám có ý kiến. Hơn nửa năm, cậu vẫn chuyên cần đến lớp
Một hôm, thầy đồ nảy ý định đuổi khéo cậu học trò học lỏm. Ông ra câu hỏi hóc búa với ý định nếu cậu ta không giải được tất sẽ hổ thẹn rồi tự bỏ đi, còn cậu đáp đúng, ông sẽ tìm cách giúp đỡ về đường học vấn.
Trước hết, thầy đồ lần lượt gọi các học trò trong lớp nhưng hơn nửa không đáp được. Bấy giờ, ông mới nhìn về phía cậu bé đứng ngoài hiên, hỏi liệu có thể trả lời không.
Câu trả lời mạch lạc của cậu bé nhà nghèo khiến thầy đồ tán thưởng. Sau khi biết tên cậu là Nghĩa Chi, ông đề nghị đổi sang Duệ, bày tỏ ý khen ngợi tài năng.
Từ đó, Vũ Nghĩa Chi lấy tên là Vũ Duệ và trở thành học trò chính thức của thầy đồ. Duệ rất thông minh, chỉ cần đọc sách một lần đã nhớ.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), dưới thời vua Lê Thánh Tông, Vũ Duệ đỗ trạng nguyên khi mới 22 tuổi. Vua Thánh Tông rất tán thưởng tài năng cũng như đức độ của vị trạng nguyên trẻ tuổi.
32 năm làm quan, Vũ Duệ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới các đời vua Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực và Chiêu Tông.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1522, Mạc Đăng Dung soán quyền, phế truất vua Chiêu Tông, lập vua Lê Cung Hoàng.
Tháng 10 năm đó, Vũ Duệ cùng Lại bộ thượng thư Ngô Hoán và môn đồ là Nguyễn Mẫn Đốc thống suất hương binh đi theo vua Lê Chiêu Tông, nhưng đến Thanh Hóa thì mất liên lạc, không biết vua ở đâu. Sau đó, họ hướng về lăng tẩm nhà Hậu Lê ở Lam Sơn, Thanh Hóa, bái vọng, rồi tự vẫn.
Sau này, tiến sĩ Hà Nhiệm Đại triều Mạc làm vịnh ca ngợi ông:
Tuổi trẻ đỗ đầu các khoá thi
Danh nho sự nghiệp thật là kỳ
Trung, trinh Thiếu Bảo lòng như thép
Không phụ Thuần Hoàng đoán tự xưa.
Năm 1566, vua Lê Anh Tông xếp Vũ Duệ hàng đầu trong 13 vị đại thần tử tiết. Triều đình cho xây dựng đền thờ Vũ Duệ ở xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ. Đền có tên là “Trạng nguyên tiết nghĩa từ”.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm