Khám phá

Sự thật ớn lạnh về thảm họa mạnh ngang triệu quả bom nguyên tử: Người chết bị 'bốc hơi'?

Điều khủng khiếp gì đã xảy ra?

Các nhà khoa học cảnh báo con người phải gánh chịu thảm họa trong tương lai, trùng khớp với tiên tri của bà Vanga / 234 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài 2 triệu năm - Cảnh giác với thảm họa lặp lại!

Vụ phun trào núi lửa ở Santorini đã làm rung chuyển Địa Trung Hải và thay đổi lịch sử. Giờ đây, có thông tin quan trọng - và ớn lạnh - về trận đại hồng thủy Thời kỳ đồ đồng.

Các nhà khoa học vừa khai quật được trầm tích niên đại 3.600 năm từ một trong những thảm họa núi lửa lớn nhất trong lịch sử nhân loại bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, có thể cung cấp bằng chứng mới thuyết phục về sự kiện đại hồng thủy và thậm chí là bộ hài cốt đầu tiên, hiếm hoi của một trong hàng chục nghìn người đã tử nạn trong thảm họa bất ngờ đó.

Trong một bài báo được đăng trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã trình bày bằng chứng về một trận sóng thần hủy diệt xảy ra sau vụ phun trào Thera (Santorini hiện đại), một hòn đảo núi lửa ở Biển Aegean, khoảng 3.600 năm trước.

Vụ phun trào "siêu khổng lồ" của Thera, được xếp hạng 7 (trên 8) theo chỉ số sức nổ của núi lửa, được ước tính là một trong những vụ phun trào có sức hủy diệt lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Một số nhà nghiên cứu ví nó mạnh như vụ nổ của hàng triệu quả bom nguyên tử Little Boy mà Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.

Nhiều học giả tin rằng ký ức tập thể đau thương về sự kiện Thời đại đồ đồng, khoảng năm 1600 trước Công nguyên, có thể được nhìn thấy trong câu chuyện ngụ ngôn của Plato về thành phố chìm Atlantis, được sáng tác hơn 1000 năm sau.

Sự thật ớn lạnh về thảm họa mạnh ngang triệu quả bom nguyên tử: Người chết bị bốc hơi? - Ảnh 1.

Đảo núi lửa Thera (Santorini hiện đại) ở Biển Aegean được miêu tả trong một vụ phun trào thế kỷ 19. Các nhà khảo cổ làm việc cách đó hơn 100 km đã tìm thấy bằng chứng mới cho vụ phun trào Thera thời kỳ đồ đồng và trận sóng thần sau đó, có thể đã giết chết hàng chục nghìn người. Nguồn: UNIVERSAL HISTORY ARCHIVE / UIG / BRIDGEMAN IMAGES

Mặc dù không có tài liệu trực tiếp nào về vụ phun trào và sóng thần tiếp theo, các nhà nghiên cứu hiện đại đã tìm cách xác định phạm vi của nó cũng như tác động của nó đối với cư dân ở Địa Trung Hải vào thời điểm đó - đáng chú ý nhất là đối với người Minoan, một cường quốc hàng hải giàu có tập trung ở đảo Crete gần đó đã suy tàn cùng thời gian, vào thế kỷ 15 trước Công nguyên.

Khai quật sóng thần

Bài báo mô tả nghiên cứu tại địa điểm khảo cổ Çesme-Bağlararası, nằm ở thị trấn nghỉ mát nổi tiếng Çesme trên bờ biển Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ và cách Santorini hơn 160km về phía bắc đông bắc. Các cuộc điều tra tại Çesme-Bağlararası, nằm trong một khu dân cư chỉ cách bờ biển hiện đại hai dãy nhà, bắt đầu vào năm 2002, sau khi đồ gốm cổ được tìm thấy trong quá trình xây dựng một tòa nhà chung cư.

Kể từ năm 2009, nhà khảo cổ học Vasıf Şahoğlu thuộc Đại học Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) đã chỉ đạo các cuộc khai quật tại nơi dường như là một khu định cư ven biển phát triển mạnh, bị chiếm đóng gần như liên tục từ giữa thiên niên kỷ thứ ba đến thế kỷ 13 trước Công nguyên.

Vasıf Şahoğlu tập trung vào một khu vực mà ông nhanh chóng tìm thấy mọi thứ trong hỗn độn: Những bức tường công sự sụp đổ, những lớp tro và những mảnh vỡ vụn của đồ gốm, xương và vỏ sò.

Ông đã liên hệ với các đồng nghiệp trong nhiều chuyên ngành khác nhau, những người có thể giúp hiểu rõ về tình trạng lộn xộn, trong đó có Beverly Goodman-Tchernov - Giáo sư khoa học địa chất biển tại Đại học Haifa (Israel) kiêm Nhà thám hiểm National Geographic, người đặc biệt tập trung vào việc xác định sóng thần trong các tài liệu khảo cổ và địa chất.

 

Dấu hiệu của các trận sóng thần trong quá khứ có thể khó xác định. Nếu có các tàn tích từ việc các tòa nhà bị sụp đổ thì chúng cũng nhanh chóng phai mờ theo thời gian, đặc biệt là ở những môi trường khô cằn hơn như bờ biển Aegean.

Sự thật ớn lạnh về thảm họa mạnh ngang triệu quả bom nguyên tử: Người chết bị bốc hơi? - Ảnh 3.

Thành viên nhóm nghiên cứu và Nhà thám hiểm National Geographic Goodman-Tchernov kiểm tra một lớp tro tại địa điểm Thời kỳ đồ đồng ở Çeşme-Bağlararası, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2015. Nguồn: VASIF ŞAHOĞLU, ĐẠI HỌC ANKARA

Hay thay, với việc tìm kiếm các dấu hiệu vật lý và hóa học đối với sinh vật biển được đưa vào đất liền từ những cơn sóng thần khổng lồ, và mô hình cụ thể của trầm tích và đá trầm tích, các nhà khoa học đã tìm thấy thảm động vật có vỏ được mang từ đại dương vào và gắn chặt vào các bức tường sụp đổ của các tòa nhà tại Çeşme-Bağlararası.

Jan Driessen, một nhà khảo cổ học tại Đại học Louvain, Bỉ, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu Talos khám phá tác động của vụ phun trào ở Santorini, viết trong email rằng: Phát hiện này có thể là một nghiên cứu điển hình cho các nhà khảo cổ học và các nhà khoa học khác hiểu rõ hơn về sự tàn phá mà nhiều địa điểm ở Aegean - nằm gần núi lửa hơn hẳn - đã phải gánh chịu cách đây gần 4.000 năm.

Một thảm họa không có nạn nhân?

Một trong những khía cạnh khó hiểu nhất của vụ phun trào Thera là thiếu nạn nhân: Hơn 35.000 người được ước tính đã thiệt mạng trong trận sóng thần do vụ phun trào Krakatoa gây ra năm 1883, và những con số thương vong tương tự về người đã được đề xuất cho vụ phun trào Thera Thời kỳ đồ đồng.

 

Các giả thuyết khác nhau về việc thiếu nạn nhân trong vụ phun trào Thera đã được đưa ra: Đầu tiên là, các vụ phun trào nhỏ hơn, sớm hơn đã khiến mọi người chạy trốn khỏi khu vực trước khi xảy ra trận phun trào khổng lồ gây ra đại hồng thủy; Cũng có người cho rằng các nạn nhân đã bị thiêu rụi hoàn toàn bằng khí siêu nóng; hoặc họ bỏ mạng hết dưới biển; hoặc họ được chôn trong những ngôi mộ tập thể mà nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra…

"Làm thế nào mà một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử lại không có nạn nhân?" -Şahoğlu đặt câu hỏi.

Goodman-Tchernov nghi ngờ rằng, cũng như các nhà nghiên cứu có thể đã không thể nhận ra trầm tích sóng thần trong quá khứ, các nhà khảo cổ thời xưa cũng có thể đã phát hiện ra các nạn nhân của thảm họa Thera nhưng không thể kết nối được.

Tuy nhiên, ở Çesme-Bağlararası, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy nạn nhân đầu tiên của sự kiện: Bộ xương của một người đàn ông trẻ, khỏe mạnh với dấu hiệu chấn thương do lực tác động, được tìm thấy nằm ngổn ngang trong đống đổ nát của sóng thần.

Ngoài ra, họ tìm thấy hài cốt của một con chó nằm gần đó trong một ô cửa bị sập. Trong khi xác định niên đại trực tiếp của bộ xương người và chó được lên kế hoạch cho những tháng tới, các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng chúng sẽ phù hợp với niên đại của carbon phóng xạ đã thu được từ vật liệu được lấy mẫu gần người đàn ông và con chó.

 

Làn sóng kinh hoàng

Các nhà nghiên cứu xác định rằng 4 đợt sóng thần đổ bộ vào Çesme-Bağlararası trong một vài ngày hoặc vài tuần. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với McCoy, người lưu ý rằng có bốn giai đoạn dẫn đến sự phun trào của Thera.

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã tự hỏi giai đoạn phun trào nào đã kích hoạt thứ mà họ nghĩ là một sự kiện sóng thần duy nhất.

Khi nước rút đi giữa các trận sóng thần đổ bộ, có vẻ như những cư dân sống sót đã tận dụng cơ hội để tìm kiếm nạn nhân. Một cái hố như vậy được tìm thấy ngay trên cơ thể của người đàn ông.

Bằng chứng về nỗ lực tìm kiếm nạn nhân sóng thần này cho thấy mối quan tâm về việc chôn cất đầy đủ sau thảm họa. Do đó, giả thuyết các nạn nhân được chôn trong ngôi mộ tập thể - nhằm tránh dịch bệnh sau thảm họa - giải thích cho việc các nhà khảo cổ hiện đại không tìm thấy (bằng chứng cho thấy có) nạn nhân sau vụ phun trào khổng lồ.

Trong khi các nhà khoa học vẫn còn nhiều câu hỏi tranh luận về thời gian của vụ phun trào Thera và những thiệt hại mà nó gây ra trong thế giới Địa Trung Hải thời kỳ đồ đồng, thì các nhà nghiên cứu hy vọng những phát hiện mới này sẽ thúc đẩy các nhà khảo cổ học làm việc trong khu vực đó nhìn lại các cuộc khai quật của họ để xem liệu chúng có còn chứa bằng chứng về một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất lịch sử nào hay không.

 

Và nghiên cứu này hy vọng có thể khơi dậy thêm nhận thức và thậm chí cả sự chuẩn bị cho công chúng về không chỉ các hiểm họa ven biển trong quá khứ mà cả những hiểm họa mà chúng ta sẽ đối mặt trong tương lai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm