Khám phá

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: 'Quái vật' trồi lên từ biển sâu

Cách đây 52 năm, vào ngày 24/5/1969, một tiếng nổ lớn vang lên từ Kīlauea - núi lửa hình khiên hoạt động mạnh nhất trong số 5 ngọn núi lửa cùng nhau tạo thành Đảo lớn Hawaii.

Thực hư quái vật đáng sợ trong hồ nước ở Mỹ / Bất ngờ hình ảnh 'Gánh xiếc quái vật' nổi tiếng của Mỹ thế kỷ 19

Đợt phun trào quái vật

Đó là những khoảnh khắc đầu tiên của vụ phun trào lịch sử có tên Maunaulu của núi lửa Kīlauea - một vụ phun trào dung nham ngoạn mục kéo dài tổng cộng 1.774 ngày!

Theo dữ liệu của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ(USGS), vụ phun trào Maunaulu, trên Vùng rạn nứt phía Đông của Kīlauea, bắt đầu vào ngày 24 tháng 5 năm 1969 và kéo dài đến ngày 22 tháng 7 năm 1974.

Vào thời điểm đó, đây là vụ phun trào lâu nhất và lớn nhất trên sườn Kīlauea trong ít nhất 2.200 năm.

Vụ phun trào kéo dài 1.774 ngày, chưa kể đợt phun trào kéo dài 3 tháng rưỡi vào cuối năm 1971 - đầu năm 1972, đã tạo ra 350 triệu mét khối dung nham.

Nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của hòn đảo, ngọn núi lửa Kīlauea có tuổi đời từ 210.000 đến 280.000 năm tuổi và nổi lên trên mực nước biển khoảng 100.000 năm trước.

Nhân viên tại Đài quan sát núi lửa Hawaii đã đưa ra cảnh bảo về hồ chứa magma bên dưới đỉnh núi lửa đã bắt đầu phình ra, nhưng họ vẫn không ngờ rằng trận phun trào khủng khiếp đó lại kéo dài gần 2.000 liên tục như thế.

Vụ phun trào bắt đầu dọc theo một hệ thống khe nứt dài 4 km nhưng nhanh chóng tập trung giữa các miệng hố 'Ālo'i và' Alae (cả hai đều bị dung nham lấp đầy sau đó), nơi Maunaulu (núi đang phát triển) được sinh ra sau khi dung nham nguội lạnh nhiều năm sau vụ phun trào cùng tên.

Những cột dung nham kỳ dị

Chỉ trong năm 1969, 12 vòi phun dung nham khổng lồ đã phun trào tại địa điểm này, và phần lớn hoạt động này đã được lưu lại trong những bức ảnh đầy kinh ngạc:

Vào năm 2018, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đã nhắc nhở thế giới về vụ phun trào Maunaulu bằng những bức ảnh phản chiếu về một trong những loại đài phun dung nham hiếm nhất mà con người có thể thấy được.

Dù Kīlauea không khiến con người thương vong, nhưng sức mạnh nghìn độ của nó đã khiến nhiều nhà địa chất lo lắng, sợ hãi. Bởi nếu Kīlauea ở gần con người thì hậu quả sẽ không thể đo lường!

Xem các hình ảnh:

- Bức ảnh được chụp vào ngày 11 tháng 10 năm 1969. Theo hồ sơ của USGS, tại một số điểm, đài phun dung nham nóng nghìn độ c này có thể cao tới 75 mét.

Một giây sau khoảnh khắc này, đài dung nham vỡ ra, đổ ụp xuống biển khiến nước biển vùng xung quanh sôi ùng ục.

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: Quái vật trồi lên từ biển sâu - Ảnh 1.

Bức ảnh được chụp vào ngày 11 tháng 10 năm 1969. Nguồn: USGS

Không chỉ phun dung ngam hình cầu, vụ phun trào Maunaulu còn phụt những dòng dung nham cao hàng trăm mét lên không trung.

- Vào ngày 25 tháng 6 cùng năm 1969, một đài phun dung nham khổng lồ cao 220 mét đã bắn lên từ núi lửa (xem hình).

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: Quái vật trồi lên từ biển sâu - Ảnh 2.

Bức ảnh chụp ngày 25 tháng 6 cùng năm 1969. Ảnh: USGS

Kỷ lục bắn phá những dòng dung nham cao nhất lên không trung của núi lửa Kīlauea là hơn 500 mét, cao hơn dòng thác Niagara - thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ - gấp 10 lần!

- Chưa hết, một trong những sự kiện ngoạn mục nhất trong quá trình phun trào Maunaulu là 'thác dung nham' cao 100 mét tràn qua 'miệng núi lửa Alae trên Kīlauea, vào ngày 5 tháng 8 năm 1969.

 

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: Quái vật trồi lên từ biển sâu - Ảnh 3.

Bức ảnh chụp ngày 5 tháng 8 năm 1969. Ảnh: USGS

Núi lửa Kīlauea vẫn không ngừng khiến các nhà địa chất kinh hoàng: Một đài phun dung nham khổng lồ khác đã bắn lên không trung vào ngày 20 tháng 10 năm 1969. Trong bức ảnh này, người ta thậm chí có thể nhìn thấy một nhà địa chất đang đứng trên một đài quan sát cách đó khoảng 800 mét.

Bất chấp khoảng cách đáng kể, những người quan sát vẫn phải nấp sau một bức tường đá vì sức nóng quá dữ dội đến mức cỏ khô ở đài quan sát còn bốc cháy.

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: Quái vật trồi lên từ biển sâu - Ảnh 4.

Bức ảnh chụp ngày 20 tháng 10 năm 1969. Ảnh: USGS

Được ghi nhận là ngon núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trong số 5 ngọn núi lửa cùng nhau tạo thành Đảo lớn Hawaii, núi lửa Kīlauea hầu như không được nghỉ ngơi.

 

Chỉ 9 năm sau khi vụ phun trào Maunaulu ngừng hoạt động, vào năm 1983, vụ phun trào có tên Pu'u'ō'ō lại bắt đầu, tạo ra những vụ nổ dung nham thường xuyên.

Vượt xa 'người tiền nhiệm' của nó, vụ phun trào Pu'u'ō' của núi lửa Kīlauea kéo dài từ năm 1983 đến ngày 30 tháng 4 năm 2018 - 35 năm liên tục, khiến cho đáy miệng núi lửa và hồ dung nham sụp đổ thảm khốc.

Lần phun trào gần đây nhất của Kīlauea bắt đầu vào ngày 29 tháng 9 năm 2021.

1 giây sau khoảnh khắc này là thảm họa gây ám ảnh 52 năm: Quái vật trồi lên từ biển sâu - Ảnh 6.

Bức ảnh chụp ngày 25 tháng 5 năm 1969. Nguồn: Swanson, Don. Public domain

Điều đặc biệt là Kīlauea thậm chí không phải là ngọn núi lửa hoạt động liên tục lâu nhất trên hành tinh của chúng ta. Theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness, kỷ lục đó thuộc về Mt. Stromboli ở Ý - Núi Stromboli đã gần như liên tục phun trào trong 2.000 năm qua, dữ liệu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cung cấp.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm