Sự thật tin đồn những căn nhà ma ám ở Thừa Thiên – Huế
Chọn ai là người tài giỏi nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng có thể nói lên con người bạn / Chết trong uất ức vì 1 lá thư của Khổng Minh và sự thật khó tin về con nuôi của Tào Tháo
Nhìn vào thế đất của làng, ông thầy địa lý này phán rằng, mọi tai ương, bất trắc mà người dân trong làng Cồn Bần Thượng phải gánh chịu là do cái mộ gió kia đã được xây dựng ngay trên long mạch của làng và dưới đáy huyệt người xây đã trấn yểm một con rùa đá. Người nào khi qua đời được chôn trong ngôi mộ này thì con cháu họ sẽ rất được phát đạt về sau.
Trên đường đến thực tế tình hình lũ lụt ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế). Khi xe chạy qua đoạn Cầu Tuần thuộc địa bàn của thôn Bằng Lãng, xã Hương Thủy, huyện Hương Trà, chúng tôi được người trên xe chỉ cho xem những ngôi nhà nằm bên đường mà đã mấy tháng nay đang rộ lên tin đồn đó là những căn nhà bị ma ám.
Những ngôi nhà bị “ma ám” ở thôn Bằng Lăng
Người ta kể rằng, vì bị ma ám nên chỉ trong vòng có mấy tháng trời mà gia đình ông Ng.V.Ch. có đến 4 người chết kiểu "bất đắc kỳ tử" gồm có bà nội, mẹ, anh trai và cuối cùng là cái chết bất ngờ của chính ông Ch.
Một chị bạn hàng thường xuyên đóng hàng từ khu vực Cầu Tuần đi Đà Nẵng kể có vẻ rành rọt nhất: Gia đình ông Ch. đang thời ăn nên làm ra, chẳng hiểu vì sao mà bị ma ám. Ngày nào tui cũng ở đây để đóng hàng, mệ (bà của ông Ch.) còn khỏe lắm, mỗi bữa còn ăn mấy bát cơm, một bó củi to mệ vác cứ như là thanh niên đang tuổi ăn tuổi lớn. Vậy mà hôm đó, nghe nói tự dưng mệ thấy đau đầu, chóng mặt… Mọi người cứ cho rằng mệ bị trúng gió nên bảo mệ nằm nghỉ để xoa dầu. Ai dè, mệ nằm được độ vài chục phút rồi lặng lẽ ra đi.
Cái chết của mệ làm nhiều người bất ngờ thương tiếc, gia đình thấy đột ngột nên cứ theo tục lệ "xưa bày nay làm", mời thầy bói về để xem. Nghe đâu là thầy bảo trong phần đất gia đình đang cư ngụ có nhiều "hồn ma" hạp mạng với mệ nên "đem mệ đi"…
Thế rồi một thời gian ngắn sau cái chết của mệ, mẹ ông Ch. cũng là một người đang khỏe mạnh chết vì những triệu chứng y hệt như cái chết của mệ trước đây. Chưa hết, sau khi mẹ ông Ch. mất một thời gian không lâu thì người anh ruột của ông Ch. cũng đang rất khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra chết. Trước hiện tượng ấy, gia đình ông Ch. đã chạy đôn chạy đáo để mời thầy cúng đến trấn yểm và cầu nguyện…
Thi thoảng trong câu chuyện với những người xung quanh, ông Ch. cũng nói gần nói xa là ở phần nhà bếp của mình, thầy phán là có rất nhiều xác chết. Rồi đến một hôm, cả cái thôn Bằng Lãng này dường như không tin vào tai mình khi nghe mọi người thông báo cho nhau hung tin là ông Ch. đã chết.
Khi mọi người cùng gọi nhau chạy đến căn nhà bị đồn thổi là bị “ma ám” ấy thì thấy ông Ch. đã nằm chết co ro trong nhà vệ sinh với thân hình gần như biến dạng. Qua tìm hiểu, mọi người biết được rằng, ông Ch. đã tự kết liễu cuộc sống của mình bằng xăng.
Sau cái chết của ông Ch. vùng đất bán sơn địa bên cạnh Cầu Tuần đi đến đâu cũng nghe người ta nói đến chuyện ma ám "bắt người đi". Loanh quanh ở vùng đất này, chúng tôi còn được người dân địa phương kể thêm nhiều câu chuyện mang tính hoang đường khác, tỷ dụ như chuyện của gia đình ông Ph.H.Th.
Người ta kể rằng, cách đây chưa lâu, khi vợ ông Th. sinh được một đứa con trai, cứ đêm đêm, thằng bé lại khóc thét không chịu ngủ. Ông Th. nghe theo lời của những người hàng xóm nên lặn lội đi mấy chục cây số để coi thầy. Làm theo lời thầy phán, ông Th. đã thuê người về đào xới phần nền nhà nơi mình đang sinh sống và đã lấy lên từ dưới lòng đất ấy được hơn 70 bộ hài cốt của những người đã chết trong chiến tranh.
Rồi chuyện gia đình ông D. có con gái tuổi vừa mười chín đôi mươi, đang học hành rất ngon lành bỗng dưng trở chứng ngớ ngẩn. Rồi nhiều gia đình khác, đang sống yên ổn bỗng một ngày khóa cửa chuyển đi nơi khác làm ăn mà không một lời nhắn gửi với người ở lại…
Đem tất cả những câu chuyện hoang đường này đến gặp ông Trần Văn Trí - Trưởng thôn Bằng Lãng để hỏi thì chúng tôi được ông Trí khẳng định: chuyện ma quỷ chỉ là những lời đồn thổi mang tính huyễn hoặc mà thôi. Đúng là gia đình ông Ch. có nhiều người chết trong một thời gian ngắn, nhưng âu đó cũng là những cái chết do bệnh tật, tuổi già… bản thân ông Ch. là người rất ham chơi, suốt ngày lê la cờ bạc, nên vợ chồng thường xuyên hục hặc với nhau. Chuyện ông Ch. tự kết thúc cuộc sống của mình phần nhiều là do nợ nần chứ làm gì có chuyện ma ám.
Còn chuyện gia đình ông Th. sau khi đào xới nền nhà đã tìm thấy hàng chục bộ hài cốt là có thật, nhưng ngay sau đó chính quyền thôn, xã cũng đã linh động cấp cho ông ấy mảnh đất khác để thuận tiện hơn trong việc sinh hoạt. Nay ông Th. đã bán đi mảnh đất mới được cấp, quay trở lại căn nhà cũ để sinh sống một thời gian dài nhưng vẫn rất bình yên. Con gái ông D. đã được đưa đi điều trị ở một bệnh viện chuyên trị về tâm thần, các bác sĩ ở đó nhận định do học hành căng thẳng nên ảnh hưởng đến thần kinh, nếu điều trị thì qua thời gian sẽ thuyên giảm…
Nhiều gia đình mà theo tin đồn là lặng lẽ bỏ đi nơi khác sống vì sợ ma ám, trên thực tế đã được xác định đó là những gia đình có thân nhân đang sinh sống, lao động tại các tỉnh phía Nam và TP.HCM. Họ ly hương để tìm đến một vùng đất mới để làm ăn với một công việc tốt hơn chứ không vì một lý do nào khác…
Tai ương từ ngôi mộ gió
Trong khi những câu chuyện về "ma ám" ở thôn Bằng Lãng chưa nguôi thì ở làng Cồn Bần Thượng, thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà người dân bỗng dưng mang cuốc xẻng đi đập phá một ngôi mộ gió (mộ chưa chôn người chết) vì tin lời thầy địa lý phán là do ngôi mộ gió này được xây ngay trên long mạch của làng và bên dưới có trấn yểm một con rùa đá, nên trong làng ăn ở không yên, dân của làng cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ gặp những cái chết "bất đắc kỳ tử"…
Tiếp xúc với những người dân ở thôn Thuận Hòa, chúng tôi được biết: Ngôi mộ gió được xây dựng với quy mô khá bề thế có chiều cao 3m, chiều rộng 8m, chiều dài 12m, với tổng kinh phí xây dựng trên 200 triệu đồng là của một người đang sinh sống ở làng bên cạnh nhưng có quan hệ thông gia với một người trong làng Cồn Bần Thượng.
Điều lạ là từ khi ngôi mộ này được xây dựng thì trong làng có đến 6 người đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng ngã bệnh nằm liệt giường, rồi sinh ra ngớ ngẩn. Người nhà mang đi chữa chạy khắp nơi nhưng bệnh tình ngày một nặng hơn, trong số đó có người gần như đã hoàn toàn mất trí.
Điều làm cho người dân trong làng lo lắng, hoang mang hơn nữa là những thanh niên của làng đi làm ăn xa liên tiếp qua đời vì tai nạn giao thông, thậm chí có người đang đi làm thợ xây dựng ở Đà Nẵng đã bất ngờ tử thương chỉ vì chiếc sạc điện thoại bị chạm điện lúc đang sạc.
Đỉnh điểm của vấn đề là những ngày đầu tháng 11 vừa qua, một thanh niên trong làng học hành tử tế xong, mới xin được việc thì đột nhiên chết. Trong đám tang của người thanh niên này gia đình có mời đến một ông thầy địa lý để nhắm hướng đất chôn cất ở nghĩa trang. Nhìn vào thế đất của làng, ông thầy địa lý này phán rằng, mọi tai ương, bất trắc mà người dân trong làng Cồn Bần Thượng phải gánh chịu là do cái mộ gió kia đã được xây dựng ngay trên long mạch của làng và dưới đáy huyệt người xây đã trấn yểm một con rùa đá. Người nào khi qua đời được chôn trong ngôi mộ này thì con cháu họ sẽ rất được phát đạt về sau.
Do tin theo lời phán của ông thầy địa lý mà suốt từ ngày 8 cho đến ngày 14/11/2013, rất đông người dân đã tay cuốc, tay búa đổ xô ra nơi có ngôi mộ gió để đập phá không thương tiếc…
Trao đổi với báo giới về vấn đề này, ông Trần Viết Chức - Chủ tịch UBND xã Hương Phong khẳng định rằng: Việc người dân tham gia đập phá ngôi mộ là do tin vào lời thầy địa lý phán một cách nhảm nhí, không có căn cứ. Không thể có chuyện ngôi mộ gió này được xây dựng ngay trên long mạch của làng; không có chuyện dưới đáy huyệt có trấn yểm con rùa mà đó chỉ là những hoa văn của gạch men xây dựng. Những người dân trong làng bị chết chóc, thương vong, bệnh tật đều có những nguyên nhân rõ ràng, có cơ sở khoa học để chứng minh chứ không hề có chuyện vì cái mộ kia mà sinh chuyện.
Sau sự cố đáng tiếc này, chính quyền xã đã có cuộc gặp với người chủ của mộ bị đập phá để bàn cách giải quyết. Chủ mộ thì đòi người dân đập phá phải bồi thường, người dân trong làng thì cứ khăng khăng cho rằng do mộ xây trên long mạch của làng nên cần phải trả lại hiện trạng như cũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách