Khám phá

Vì sao Đường Tăng là người trần mắt thịt nhưng lại là nhà lãnh đạo 'gánh cả team' trong Tây Du Ký?

Từ ví dụ về bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, những nhà lãnh đạo có thể thấy, lấy mình làm gương, dũng cảm gánh vác trách nhiệm là điều kiện cần thiết của người quản lí thành công. Đây cũng là yếu tố quan trọng để người quản lí lãnh đạo nhân viên bước đến thành công.

Lạ lùng chú cá vàng nổi tiếng vì giống trùm phát xít Hitler / Tư dinh của Tổng thống Thiệu có gì đặc biệt?

Chúng ta đã rất quen thuộc với Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng trải qua bao nhiêu gian nan, nguy hiểm, cuối cùng mới đến được Tây Thiên lấy kinh. Nhưng có rất nhiều người không hiểu là: Trong quá trình đi Tây Thiên lấy kinh, tại sao Đường Tăng lại có thể đóng vai trò là người lãnh đạo? Vì trong cuộc hành trình của bốn người này, chỉ có Đường Tăng là người trần mắt thịt, còn ba người còn lại đều là thần tiên thần thông quảng đại.


Ảnh minh họa.

Hơn nữa trong số bốn người, Đường Tăng là người cố chấp nhất, yếu đuối nhất, kém cỏi nhất. Ba đồ đệ của ngài đều là người thần thông quảng đại, tại sao Bồ Tát lại chọn đội ngũ này? Trên thực tế, cho dù là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới hay Sa Tăng có võ công hơn người, nhưng chỉ thích hợp làm người chấp hành mệnh lệnh, chứ không thể trở thành người lãnh đạo.

Vì trên đường lấy kinh gian khổ, bốn thầy trò họ phải trải qua 81 kiếp nạn, không chỉ cần có tài năng và phương pháp khắc phục khó khăn, mà còn cần có nguyên tắc đối mặt với khó khăn và thái độ khắc phục khó khăn. Nếu đứng trước khó khăn mà mất đi nguyên tắc và lập trường, cũng không có thái độ khắc phục khó khăn đúng đắn thì không những không khắc phục được khó khăn mà còn bị khó khăn áp đảo.

Trong bốn thầy trò đi Tây Thiên lấy kinh, tính cách khác nhau của họ đại diện cho chức vị và vai trò thích hợp của nhân viên như sau:

Tôn Ngộ Không là đại diện xuất sắc cho những người có sức mạnh. Tôn Ngộ Không luôn tràn đầy sức sống, luôn cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân. Là người đại diện cho tính cách mạnh mẽ, thường là người làm việc giỏi, là nhân vật cốt cán, thích điều khiển mọi chuyện, coi trọng kết quả công việc, là người của chủ nghĩa anh hùng cá nhân điển hình, coi nhẹ tình cảm. Những người này thường có biểu hiện thô lỗ, bá đạo, lạnh nhạt. Những người như vậy trở thành lực lượng cốt cán của công ty, doanh nghiệp, nhưng không có lợi cho sự đoàn kết và tập hợp sức mạnh của doanh nghiệp, do đó không thích hợp làm lãnh đạo.

 

Trư Bát Giới là đại diện cho những người có tính cách sôi nổi, hoạt bát, tình cảm, thích bộc lộ tình cảm, sống hướng ngoại, biết tìm niềm vui trong công việc. Họ thường là những ông vua kể chuyện và làm mọi người vui vẻ. Có họ, không khí trong công ty luôn tràn ngập tiếng cười và cuộc sống tràn đầy màu sắc. Nhưng những người có tính cách này lại là người nói nhiều làm ít, khi gặp khó khăn sẽ không thấy bóng dáng họ đâu. Họ là người thích hưởng thụ sợ làm việc, không có tinh thần kỉ luật, thiếu trách nhiệm, sợ gánh vác trách nhiệm. Đương nhiên, những người như vậy không có tư cách làm lãnh đạo.

Sa Tăng là người đại điện cho những người có tính cách ôn hòa. Khi Tôn Ngộ Không lăn lộn với công việc, Trư Bát Giới cười cười nói nói thì Sa Tăng luôn lặng lẽ quan sát mọi việc. Khi Tôn Ngộ Không đấm đá, Trư Bát Giới quát tháo, chỉ có Sa Tăng là điềm tĩnh, thản nhiên đối mặt với cục diện đầy biến động, phức tạp. Người có tính cách như vậy luôn giữ được bình tĩnh trước sóng gió, có thể đối diện với mọi khó khăn, thách thức. Họ có nguyên tắc cao, tuân thủ quy tắc trò chơi, tránh những xung đột không cần thiết. Nhưng khuyết điểm của họ là không có chính kiến, thiếu nhiệt tình, thiếu chí tiến thủ, không thích thể hiện bản thân, không muốn nổi trội, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Người có tính cách như vậy không thích hợp làm lãnh đạo.

Mặc dù Đường Tăng không thần thông quảng đại như ba đồ đệ, nhưng lại có những tố chất và năng lực trở thành người quản lí xuất sắc, đó chính là: Luôn lấy mình làm gương, khi đứng trước bất cứ khó khăn, thách thức nào cũng không tìm lí do hoặc cớ thoái thác, dũng cảm đối diện và chấp nhận, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm.

Đường Tăng luôn có tâm niệm là: Chỉ cần những việc mình cho là đúng thì cần cố gắng làm, kiên trì làm đến cùng, quyết không bỏ cuộc. Ngài không để ý làm nhanh hay không, nhưng lại quan tâm xem có làm tốt hay không. Người với tính cách như vậy sẽ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và sự nghiệp, có thể gánh vác bất cứ trách nhiệm nào, không đạt mục tiêu là không bỏ cuộc.

Chỉ cần điều này đã là điều kiện đủ để họ làm lãnh đạo vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất, cần thiết nhất để trở thành người quản lí. Cho dù các phương diện khác của họ còn yếu kém cũng không quan trọng, vì họ đã có những thành viên khác trong công ty làm thay họ.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm