Sự thật Tôn Ngộ Không chỉ thọ 342 tuổi và nguyên nhân bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi đi
Những địa điểm đẹp như chốn thần tiên trong Tây Du Ký / Choáng với loạt hình ảnh hở hang của phiên bản “Tây Du Ký” đầu tiên bây giờ mới tiết lộ, chỉ được chiếu 1 tập đã bị cấm
Sự thật là năm đó Bồ Đề Tổ Sư không hề dạy Ngộ Không thuật trường sinh, mà chỉ truyền cho Ngộ Không đạo thuật. Ngay sau khi được Bồ Đề đặt tên, thì số mệnh của Tôn Ngộ Không đã được ghi lên sổ sinh tử ở Địa Phủ. Với pháp lực của Bồ Đề Tổ Sư, ông đương nhiên xem được Tôn Ngộ Không thọ được đến năm bao tuổi. Lúc Tôn Ngộ Không rời đi năm đó vẫn chỉ là một thạch hầu bình thường có số mệnh dài 342 năm.
Bồ Đề Tổ Sư hoàn toàn biết được mục đích của Ngộ Không khi tìm đến ông là được trường sinh bất tử. Ông không phải không để ý đến chuyện đó, mà ngay từ đầu ông đã ngầm giúp Ngộ Không đạt được ý nguyện này.
Bồ Đề Tổ Sư biết được rằng ngay khi đặt tên cho Tôn Ngộ Không thì cái tên Tôn Ngộ Không sẽ xuất hiện trong sổ sinh tử của Diêm Vương và muốn trường sinh bất lão thì chỉ cần xóa bỏ số mệnh trong sổ sinh tử là được. Khi biết được số mệnh của Ngộ Không sắp kết thúc, Bồ Đề Tổ Sư đã lập tức đuổi Ngộ Không đi, cắt đứt mọi quan hệ và không cho phép Ngộ Không được nhắc tới mình.
Bồ Đề Tổ Sư làm vậy vì ông hiểu với tính tình của Ngộ Không, khi bị người của Địa Phủ bắt đi, dựa vào đạo thuật học được của mình, Tôn Ngộ Không chắc chắn sẽ phản kháng, làm kinh động Tam Giới, khó tránh khỏi lôi kéo ông vào chuyện. Có thể nói ngay từ đầu Bồ Đề Tổ Sư đã biết và luôn muốn giúp đồ đệ mình đạt được ý nguyện.
Tôn Ngộ Không náo loạn như vậy, chắc chắn sẽ khiến cho Thiên Đình tức giận phái thiên binh thiên tướng truy bắt. Nhưng những phép thuật mà Bồ Đề Tổ Sư dạy cho Tôn Ngộ Không đều dùng để chạy thoát và giữ mạng, thế nên phải đến khi Phật Tổ Như Lai ra mặt mới có thể giam giữ Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn.
Bồ Đề Tổ Sư chắc chắn cũng tiên đoán được sự việc xảy ra như vậy. Ông không phải không muốn cứu Ngộ Không, mà ông không tiện ra tay giúp đỡ. Thứ nhất là Ngộ Không vi phạm Thiên Điều chắc chắn phải chịu phạt. Thứ hai là ông biết số mệnh của Ngộ Không có duyên với nhà Phật, và đạt thành chính quả sẽ giúp Ngộ Không thoát ra được sự ràng buộc luân hồi.
Cuối cùng là ông lo lắng rằng sau khi trường sinh, cứ 500 năm sẽ phải chịu một Thiên Kiếp, sống chết khó đoán, vừa hay dưới bàn tay của Như Lai, Ngộ Không sẽ tránh được Thiên Kiếp đó. Đến đây Bồ Đề Tổ Sư đã có thể mỉm cười an tâm cho đồ đệ của mình rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Theo nguyên tác nội dung Tây Du Kí, Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một viên tiên thạch, lúc sinh thời khiến trời đất rung chuyển, kinh động đến Thiên Đình. Sau đó thạch hầu sống tự do tự tại ở Hoa Quả Sơn cho đến khi một con khỉ già chết trước mặt nó. Thạch hầu nghĩ rằng rồi đến một ngày nó cũng sẽ chết đi như vậy và dục vọng trường sinh bất tử bắt đầu nổi lên. Thạch hầu quyết tâm ra ngoài tầm sư học đạo, cuối cùng được bái làm môn hạ của Bồ Đề Tổ Sư.
Bồ Đề Tổ Sư đặt tên cho thạch hầu là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề Tổ Sư hai bản lĩnh là “bộ 72 phép biến hóa” và “Cân Đẩu Vân”. Điều làm Tôn Ngộ Không bất ngờ là sau khi rời khỏi Bồ Đề Tổ Sư không lâu thì bị Hắc Bạch Vô Thường câu lấy linh hồn mang đi. Chả lẽ bộ pháp thuật cao siêu mà Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề Tổ Sư có vấn đề?