Khám phá

Sự thật về hóa thạch loài khỉ cổ có thể là tổ tiên chung cuối cùng của con người

Một hóa thạch loài khỉ cổ, được tìm thấy có tên Saadanius hijazensis, có thể là tổ tiên chung cuối cùng của con người và loài khỉ.

Top 5 điều vô cùng thú vị về khủng long T-REX, điều cuối sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy / Khám phá ra hố đen gần Trái Đất nhất, nằm ở hệ sao mà ta có thể thấy bằng mắt thường

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hóa thạch loài khỉ cổ tại miền Tây Arập Xêút, có tên gọi Saadanius hijazensis, rất có thể là tổ tiên chung cuối cùng của con người và loài khỉ.

Nghiên cứu cho thấy, trọng lượng của loài sinh vật này khoảng từ 15 đến 20kg, sinh sống vào thời kỳ cách ngày nay khoảng 28-29 triệu năm trước.

Hóa thạch Saadanius hijazensis khác biệt so với tất cả hóa thạch loài linh trưởng đã được phát hiện trước kia.

Ảnh minh họa.
Theo các nhà khảo cổ, Saadanius hijazensis rất có khả năng là tổ tiên chung cuối cùng của con người và loài khỉ (bao gồm cả vượn người và loài người). Và chính từ đây một bộ phận linh trưởng cổ đại đã tiến hóa thành con người như ngày nay, một bộ phận khác biến thành loài khỉ.

Sự phân biệt xuất xứ giữa con người và loài khỉ luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của giới khảo cổ học. Tuy nhiên, vấn đề then chốt trong lịch sử tiến hóa của loài người này lại luôn bị bỏ qua.

Giới khảo cổ đã từng căn cứ vào việc nghiên cứu gen và suy đoán, sự phân hóa này vào khoảng thời gian cách ngày nay 30-35 triệu năm trước, tuy nhiên lại không tìm thấy hóa thạch để chứng minh cho kết luận của mình.

Việc phát hiện hóa thạch Saadanius hijazensis đã bổ sung khoảng trống của giai đoạn then chốt này trên bản đồ tiến hóa nhân loại.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn có thể thông qua nghiên cứu môi trường sống và niên đại sinh tồn của loài sinh vật này để vén bức màn bí mật về khởi nguyên của con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm