Sự thật về môn võ công thượng thừa nhưng chẳng đả thương được một ai
4 loại võ công không "đụng hàng" trong giới võ lâm / Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?
Lăng ba vi bộ (hay Lăng ba di bộ) là một loại võ công thượng thừa trong bộ tiểu thuyếtThiên long bát bộcủa cố nhà văn Kim Dung. Đây là một môn võ học của phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện tại núi Vô Lượng – nước Đại Lý.
Lăng ba vi bộ thực chất không phải là một công phu riêng rẽ mà là một thức nằm ở trang cuối cùng trong bộ bí tịch Bắc minh thần công. Cái tên Lăng ba vi bộ có nghĩa là “nhẹ nhàng đạp sóng”, (4 câu thơ Thể tấn phi bằng – Phiêu hốt nhược thần – Lăng ba vi bộ – La miệt sinh trần) lấy từ một câu trong bài Lạc Thần Phú (“bài phú về nữ thần sông Lạc”, có tích lại nói Lạc Thần Phú là bài phú tặng đại mỹ nhân Chân Mật, dân gian còn gọi là Lạc Thần, được biết đến là Văn Chiêu Chân Hoàng Hậu, vợ của Ngụy Văn Đế Tào Phi) của Tào Thực thời Tam quốc.
Ảnh minh họa.
Đây là một loại bộ pháp, hướng dẫn cách di chuyển dựa trên phương vị 64 quẻ của Kinh dịch. Kinh dịch biến ảo khôn lường, cho nên Lăng ba vi bộ cũng bách biến đa dạng, một khi thi triển thì không ai có thể nắm bắt. Do đó nó được mệnh danh là đệ nhất khinh công trong thiên hạ.
Cũng có thể nói đây là bộ pháp võ học (khinh công di chuyển lúc thực chiến) của Phái Tiêu Dao được Tiêu Dao Tử sáng tạo ra. Ông truyền lại võ công cho đệ tử của mình là Vô Nhai Tử. Sau này, khi Lý Thu Thủy và Vô Nhai Tử đến ẩn cư tại một hang động tại nước Đại Lý – Vô Lượng Sơn. Khi rời khỏi Vô Nhai Tử đem Lăng Ba Vi Bộ cùng với Bắc Minh Thần Công cất giấu trong tấm bồ đoàn ngay trước bức tượng ngọc thạch của em gái Lý Thu Thủy là người yêu thực sự của Vô Nhai Tử.
Thế tử Đại Lý Quốc Đoàn Dự trong một lần dạo chơi ở Vô Lượng Sơn, chạy nhầm vào cấm địa Vô Lượng Ngọc Bích của Vô Lượng kiếm phái nên bị người truy đuổi và không cẩn thận nên bị té xuống vách núi. May mắn không chết sau đó phát hiện một hang động. Ở đây y tìm thấy một căn phòng đã lâu không có người ở.
Đoàn Dự thấy được một pho tượng mỹ nữ được điêu khắc bằng ngọc ngỡ là vị Quan Âm độ mạng mình khi nãy (dòng họ Đoàn Thị ở Đại Lý vốn rất sùng bái Phật giáo) nên Đoàn Dự làm một chuyện tưởng như điên rồ là dập đầu một ngàn lần theo lời yêu cầu được ghi dưới chân pho tượng, cũng nhờ đó mà tìm thấy được hai quyển bí kíp võ công là Bắc minh thần công và Lăng ba vi bộ được giấu trong bồ đoàn dùng để dập đầu.
Đoàn Dự nhờ học được Lăng ba vi bộ nên dù võ công kém cỏi nhưng gặp lúc hung hiểm vẫn có thể dễ dàng thoát thân. Có thể nói đây là môn võ công hoàn toàn nằm trong thế thủ chẳng hại đến ai mà lại tránh được kẻ hung ác võ công cao cường hơn mình, muốn giết mình. Thật là một môn võ công rất lợi ích khi mình muốn tranh đấu trong ôn hoà, môt môn võ chí nhu.
Theo lời của cốnhà văn Kim Dung, Lăng ba vi bộ là môn tuyệt kĩ khó học bởi phương pháp rối rắm, phức tạp. Một người dù có thân thủ bất phàm nhưng nếu chỉ dựa vào nội lực thì cũng không bao giờ luyện được Lăng ba vi bộ. Đây là môn võ công để cho những người thật sự có bản lĩnh, đặc biệt là không bị “tạp niệm” rèn luyện.
Xuất phát dựa trên công phu Thiếu Lâm
Trên thực tế, Kim Dung đã có phần hư cấu Lăng ba vi bộ theo nguyên tắc “bảy thực ba hư” dựa trên bí kíp có thật mà chủ yếu là những tuyệt kỹ của võ Thiếu Lâm.
Những người luyện Lăng ba vi bộ thực chất là dùng thuật khống chế, điều khiển khí để di chuyển với tốc độ kinh ngạc. Loại khinh công này được cho là không bất kì một loại nào có thể so sánh được.
Những người tập khinh công đều có sức bật nhảy rất cao, nương vào lực bật nhảy ấy mà nhảy vọt lên, rồi hạ xuống. Trong võ Thiếu Lâm, công phu này được gọi là “Đạp tuyết vô ngân” (đạp lên tuyết mà không để lại dấu).
Ngày nay, võ Thiếu Lâm vẫn còn ghi chép nhiều về phương pháp tập luyện loại khinh công này. Trong đó một cách vẫn được một số võ sư áp dụng đó là dùng bao cát buộc vào cổ chân.
Từ sáng sớm thức dậy cho đến lúc đi ngủ đều không được tháo nó ra, hằng ngày đi lại, sớm tối luyện chạy nhảy cũng không được bỏ nó ra.
Cứ cách một tháng tháo bao cát xuống 3 ngày để cân bằng cơ thể. Một năm sau có thể leo núi chạy nhảy cực kỳ mau lẹ.
Hơn ba năm sẽ có thể dùng tấm ván mỏng thay thuyền mà chạy trên mặt nước (Thiếu Lâm gọi là công phu Thủy thượng phiêu)
Đồng thời, các võ sư sẽ tập nội luyện pháp, nghĩa là chăm chỉ luyện nội công tâm pháp, kết hợp với ngoại luyện pháp.
Nội pháp từ từ được nâng cao, đến khoảng 3 năm sau thì sẽ có thành tựu, nhưng muốn đạt đến cảnh giới đỉnh cao cần phải trải qua hàng chục năm.
Nhìn chung, Lăng ba vi bộ (Lăng ba di bộ) trên thực tế chính là cách luyện khinh công kết hợp nội lực để khiến cơ thể mau lẹ hơn người, áp dụng rất hiệu quả vào việc tránh né và phản công trong thực chiến.
Đây chính là cơ sở để Kim Dung viết nên một trong những bí kíp võ công rất đặc sắc trong các tác phẩm kiếm hiệp của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách