Sự thật về thanh kiếm quyền lực 'tiền trảm hậu tấu' của Bao Thanh Thiên
Những điều ít biết về 3 thê thiếp của Bao Thanh Thiên: Người giúp chồng thăng quan, người 3 lần bị trả về nhà mẹ đẻ / Bật nắp quan tài Bao Thanh Thiên, chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân khiến Bao đại nhân qua đời
Trong bộ phim cổ trang Trung Quốc Bao Thanh Thiên năm 1993, Bao Chửng, vị quan phủ Khai Phong được vua Tống ban cho một thanh Thượng phương bảo kiếm có thể "Tiền trảm hậu tấu" (chém đầu trước, bẩm báo với vua sau). Nhưng thực tế, thanh kiếm này không có uy quyền đến vậy.
Khái niệm Thượng phương bảo kiếm xuất hiện từ thời nhà Hán (202 TCN - 220). Thượng phương là từ dùng để chỉ nơi sản xuất các đồ vật chuyên dùng cho hoàng gia như bàn ghế, vũ khí... Thượng phương bảo kiếm là từ chỉ kiếm chuyên dụng của hoàng gia, thân kiếm và vỏ kiếm khắc hoa văn rồng, vô cùng sắc bén, chỉ cần chém một nhát là có thể lấy mạng một con ngựa, nên còn có tên là "thượng phương mã kiếm".
Từ trái qua phải: Triển Chiêu, Bao Thanh Thiên, Công Tôn Sách, cầm thanh Thượng phương bảo kiếm trong bộ phim truyền hình Trung Quốc năm 1993. (Ảnh: Sohu)
Chi tiết về thanh kiếm có thể "tiền trảm hậu tấu" này về sau được các tiểu thuyết gia và nhà làm phim Trung Quốc dựng lên từ điển cố Chu Vân xin vua nhà Hán ban kiếm diệt gian thần.
Thời Hán Thành Đế Lưu Ngao (51-7 TCN), có một quan đại thần nổi tiếng ngay thẳng là Chu Vân. Chu Vân đề nghị Hán Thành Đế ban cho một thanh kiếm để chém đầu gian thần Trương Vũ, vốn là thầy giáo của Hán Thành Đế, người đại gian đại ác. Chu Vân muốn chém Trương Vũ để "giết gà dọa khỉ", nhưng Hán Thành Đế cho rằng Chu Vân dĩ hạ phạm thượng, ra lệnh cho lính lôi ra ngoài chém. Chu Vân ôm chặt lấy lan can không buông, binh lính dùng sức quá mạnh khiến lan can gãy lìa. Quan viên trên triều cầu tình cho Chu Vân, Hán Thành Đế tha chết. Về sau, "Chu Vân bẻ gãy lan can" trở thành điển cố chỉ bề tôi trung thành dám can gián nhà vua.
Đến thời Đường (618-907), quan lại được hoàng đế ban Thượng phương bảo kiếm cũng không có quyền tiền trảm hậu tấu. Cho đến thời kỳ đầu Bắc Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976) sau khi lên ngôi năm 960, mới cho phép người cầm Thượng phương bảo kiếm quyền lợi tiền trảm hậu tấu, nhưng chỉ giới hạn ở một số ít tướng lĩnh cấp cao. Triều Tống trọng văn khinh võ, không tin tưởng võ tướng, mỗi lần chiến tranh thường xuất hiện hiện tượng binh sĩ không nghe lệnh võ tướng. Để giải quyết vấn đề này, mỗi khi có chiến tranh, hoàng đế nhà Tống mới ban Thượng phương bảo kiếm cho đại tướng trở lên để điều binh.
Trong lĩnh vực tư pháp, quan viên triều Tống chưa từng sử dụng Thượng phương bảo kiếm. Do đó, chi tiết Bao Chửng (999-1062) đời Tống có một thanh kiếm "trên trảm hôn quân, dưới trảm gian thần" là hư cấu. Công cụ xử phạt thời đó của Bao Chửng chỉ có Long đầu trảm, Hổ đầu trảm, Cẩu đầu trảm, dùng để chém đầu con cháu hoàng tộc, tham quan và dân chúng bình thường.
Đến đời nhà Minh (1368-1644), Thượng phương bảo kiếm bắt đầu được sử dụng nhiều hơn, quy định sử dụng cũng hoàn thiện hơn. Thanh kiếm vào thời này trượng trưng cho thiên tử, cho hoàng quyền, người cầm kiếm đa phần là tâm phúc đại thần tướng lĩnh cấp cao của vua hoặc giám sát ngự sử, có quyền tiền trảm hậu tấu. Khi ban kiếm, triều đình phải tổ chức nghi lễ, đại tướng quân và các quan đại thần dập đầu cúi lạy hoàng đế 4 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính