‘Bao Thanh Thiên Việt Nam’ lưu danh sử sách: Xử án như thần, hậu thế nể phục muôn đời
Cuộc đời biến động và đen tối đằng sau nụ cười đầy mê hoặc của nàng Mona Lisa / Tại sao ốc sên là sinh vật có răng nhiều nhất, phóng đại chúng hàng ngàn lần, bức tranh khiến người ta nổi da gà
Bao Thanh Thiên là vị quan nổi tiếng của Trung Quốc nói riêng, phương Đông nói chung. Ông là người chấp pháp nghiêm minh, không sợ quyền uy hay nể nang tư tình. Có thể bạn chưa biết, ở Việt Nam cũng có một vị quan được ví như Bao Công. Ông là Nguyễn Mại (1655 – 1720), người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nguyễn Mại đỗ hoàng giáp, làm quan ở bộ Lễ, triều vua Lê Hy Tông. Sinh thời ông là người văn võ song toàn, vừa tài giỏi, vừa tốt tính. Trong “Đại Nam nhất thống chí” có viết về vị quan này như sau: “Có sức khỏe, có mưu lược, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao”.
Còn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thì nhận xét: “Mại là người khỏe mạnh, có mưu lược lại giỏi bắn cung và cưỡi ngựa”. Thậm chí, ông còn được phong là bậc thần giáng Hải Đông, quý nhân của nước ta.
Một phiên xử án ngày xưa. Ảnh tư liệu
Chuyện kể rằng khi làm quan ở Sơn Tây, Nguyễn Mại thường vi hành xuống làng xem đời sống của dân ra sao. Một lần ông đến chợ Bảo Khám, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thì thấy một người phụ nữ choa ngoa đứng chửi bới tên trộm nào đó. Hỏi ra mới biết bà ta mất một chiếc màn.
Nguyễn Mại liền ra lệnh cho lính bắt người phụ nữ trói lại, mời cả làng đến vả vào mặt cho chừa tội nói tục. Người dân vì thương bà ta mà đánh rất nhẹ, chỉ có 1 người đàn bà ra tay mạnh. Nguyễn Mại liền sai người bắt ngay, xác định đây chính là kẻ trộm nên mới cay cú vì bị chửi nhiều ngày qua.
Một lần khác vi hành ở chợ Sơn Tây, Nguyễn Mại gặp hai người phụ nữ tranh giành tấm lụa. Ông tuyên bố xé đôi nó để chia cho hai người. Một người vui vẻ cầm lụa rời đi, người còn lại thì khóc lóc. Nguyễn Mại liền tuyên bố, chỉ có người làm ra tấm lụa mới trân trọng nó, tiếc công sức bản thân. Người vui mừng là người chỉ biết hưởng công sức của người khác.
Cuối cùng tấm lụa được đưa trả cho người phụ nữ than khóc. Vụ án xẻ đôi tấm lụa cũng trở nên nổi tiếng từ đó. Tài năng phá án của Nguyễn Mại ngày càng vang xa khắp nơi.
Năm 1720, Nguyễn Mại mất vào thời vua Lê Dụ Tông. Ông được truy phong chức lễ bộ thượng thư, tước quận công. Sử sách lưu danh vị quan này với những câu chuyện phán xử anh minh, đầy trí tuệ. Trong khi đó, người dân thì muôn đời ca ngợi ông là “Bao Công đất Việt”, “Bao Thanh Thiên nước Việt”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán