Sự thực "choáng" về cây mã kỳ cực quý hiếm của Việt Nam
Cây mã kỳ là một loài cây quý hiếm của Việt Nam, có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày và đau nhức xương khớp. Cây mã kỳ thường mọc trên các vách đá hay các bãi cát ven biển.
Gia Lai: Kỳ lạ loài cây 10 năm mới cho trái, rắn hay nằm, người hay ăn / Khám phá ít ai ngờ về loài cây biểu tượng vùng cao phía Bắc

Cây mã kỳ là cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 1m - 2m, lá thon, hình mũi mác, hoa lưỡng tính, màu trắng hay hơi hồng, có mùi thơm, quả hình tròn, thịt dày, thơm, màu vàng hay hơi đỏ. Ảnh: vncreatures.

Ở Việt Nam, cây mã kỳ được tìm thấy ở Nam bộ, Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Cây mọc trên các vách đá hay các bãi cát ven biển. Ảnh: tracuuduoclieu.

Trên thế giới, cây mã kỳ phân bố ở Mianma, Campuchia, New Ghine, Australia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indônesia. Ảnh: anbg.

Cây mã kỳ có nguồn gen qúy, hiếm, và là đại diện duy nhất của họ Mã kỳ (Epacridaceae) ở Việt Nam. Ảnh: phytoimages.

Cây mã kỳ còn được dùng làm thuốc. Nước sắc của lá và rễ chữa bệnh đau dạ dày và đau nhức xương khớp. Ảnh: phytoimages.

Cây mã kỳ phân bố rất rải rác, lại ở các vách đá hay bãi cát ven biển nên rất dễ lâm vào tình trạng nguy cấp một khi nơi cư trú bị xâm hại. Ảnh: inaturalist.

Cây mã kỳ đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Ảnh: tracuuduoclieu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo