Khám phá

Sự thực về “tòa án” man rợ nhất lịch sử nhân loại

Sainte-Vehme là "tòa án" man rợ được thành lập bí mật ở Đức, chuyên xét xử tội phạm bằng những kiểu nhục hình hãi hùng trong lịch sử nhân loại.

Julia Agrippina, hoàng hậu nổi tiếng xinh đẹp nhưng tàn độc nhất La Mã / Bí ẩn vụ thảm sát cả gia tộc của kẻ giết em trai Mao Trạch Đông

Tòa án bí mật trên thực chất là hội kín Sainte-Vehme, được thành lập tại Westphalia vào thế kỷ thứ XIII. Tên của nó trong tiếng Hà Lan có nghĩa là hợp tác hay hiệp hội. Nó tồn tại từ đó đến cuối thế kỷ XVIII.

Sự ra đời của hội kín Sainte-Vehme có nhiều điểm trùng khớp với thời kỳ hỗn loạn sau cái chết vào năm 1250 của Hoàng đế Đức thời đó là Frederick II. Sau đó là sự ra đi của vua Conrad IV xứ Hohenstaufen năm 1254 khiến cho tình hình chính trị càng trở nên hỗn loạn. Bởi lẽ, vua Conrad IV là người đứng đầu hoàng gia trị vì đất nước cuối cùng trong gia tộc. Cái chết của hai vị quân vương trên đã dẫn đến thời kỳ “vô chính phủ”, không có người đứng đầu cai quản trong suốt 20 năm tiếp theo. Các chuyên gia gọi đó là thập niên “Đại khuyết ngôi”. Hàng loạt những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu đã xảy ra vào thời điểm này.

Trong số những người tranh giành quyền lực thời đó có hoàng thân Guillaume xứ Holland, Richard xứ Cornwall và Alphonse X vùng Castilla. Họ được cho là những đối thủ mạnh nhất. Mỗi người đều có lực lượng hậu thuẫn cho phe mình là những tầng lớp thuộc giới quý tộc.

Trong bối cảnh hỗn loạn do không có sự cai trị nghiêm minh của bậc đế vương, những quý tộc sở hữu nhiều đất đai thời đó trở nên “rảnh tay rảnh chân” hơn. Họ thực sự độc lập về mặt chính trị.

Tuy nhiên, mỗi thành phố đều đặt ra những luật lệ nhằm đảm bảo tự do và quyền lợi cho tầng lớp quý tộc, tư sản. Đồng thời, họ cũng hủy bỏ những quy định của triều đình đã ban hành trước đó.

Hoàng đế Đức Frederick II qua đời năm 1250 khi chưa thực hiện xong kế hoạch thống nhất các vương quốc. Cũng vào năm này, những vị quận công của các vương quốc và thành phố đã gây ra một trận “mưa máu, gió tanh” khắp thiên hạ. Họ chiến đấu chống lại nhau nhằm mở rộng phạm vi lãnh thổ và sức mạnh quyền lực của mình.

Cùng với đó, giữa đế chế hoàng gia và Tòa thánh cũng chuyển biến xấu dần. Đây không phải là xảy ra vào thời điểm các vị vua mới qua đời mà đã nhen nhóm từ thời vua Frederick II trị vì. Hai thế lực đó luôn ganh nhau để giành quyền kiểm soát. Roma đã tìm đủ mọi cách để lật đổ nhà nước của hoàng đế Frederick II. Vào năm 1268, Tòa thánh đã ra lệnh cho lực lượng của mình truy sát và chém đầu cháu trai vị hoàng đế trên. Đây được coi là cuộc truy giết “nhổ cỏ tận gốc” những thân thích của hoàng gia Đức, không cho thế lực này có cơ hội gây dựng lại sự nghiệp.

Hội thánh Sainte-Vehme được thành lập và nhân danh Tòa thánh La Mã lẫn Đế quốc La Mã thần thánh. Tuy nhiên, nó lại “đá phăng” cả hai lực lượng trên ra khỏi tòa án bí mật.

Trụ sở chính của hội kín Sainte-Vehme được đặt tại thành phố Dortmund. Tuy nhiên, hội này cũng thành lập các “chi nhánh” của mình tại những địa phương khác. Hội đồng xét xử gồm 14 thẩm phán, trong đó có 7 người thuộc tầng lớp quý tộc, 7 người thuộc tầng lớp thị dân (đều là nam giới).

Nhiều phạm nhân thiệt mạng trước khi nghe phán quyết.

Mặc dù, tòa án này có những thành viên tham gia hội đồng xét xử rất công tâm và muốn duy trì hòa bình, công lý và hướng đến một tốt đẹp hơn, nhưng không phải tất cả. Một số người tham gia chỉ vì muốn bảo vệ bản thân và gia đình mình không bị hội kín Sainte-Vehme “động thủ”.

Những thành viên trong Sainte-Vehme sẽ thay mặt cho công lý xét xử các loại tội phạm như những kẻ gây cho Cơ đốc giáo (gồm những người ngoại giáo, phù thủy, dị giáo, hay những hành động phá hoại nhà thờ, nghĩa trang..); tội phạm cướp của, hãm hiếp, đánh nhau, ngoại tình, giết người...; gây ảnh hưởng đến lợi ích của hội kín Sainte-Vehme như tiết lộ bí mật của họ. Những phạm nhân bị hội kín bí mật này bắt giữ thường chết trong quá trình tra khảo trước khi được nghe phán quyết.

Phương pháp tra tấn phạm nhân của Sainte-Vehme rất tàn bạo, khiến người dân thời đó khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên của nó. Các phiên tòa xét xử và bản án không được công bố ra bên ngoài. Tất cả đều được giữ bí mật tuyệt đối.

Những hình thức tra khảo phạm nhân căn cứ theo mức độ phạm tội của mỗi người. Đối với những người phạm tội vặt như trộm cắp, đánh nhau, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác… thì chỉ cần nộp tiền phạt “kếch xù” là có thể dễ dàng thoát tội.

 

Tuy nhiên, những người phạm tội nặng như giết người, làm lộ bí mật của tòa án bí mật… có thể sẽ bị xử tử. Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những hình thức tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo đối với những người phạm tội như trói họ vào bánh xe rồi châm lửa thiêu. Thêm vào đó còn có hình thức dùng những thanh gỗ kẹp kéo căng tứ chi của phạm nhân hay dùng lửa áp sát vào cơ thể họ, dìm vào nước….

Một trong những nhục hình tàn bạo mà Sainte-Vehme sử dụng là đưa những tội phạm đã bị kết án xuống một đường hầm. Ở đó, họ đặt sẵn pho tượng rỗng có hình Đức Mẹ đồng trinh. Họ gọi đó là pho tượng nhưng thực chất lại là quan tài dành cho phạm nhân. Chúng được thiết kế đặc biệt với chi chít đinh sắc nhọn, dài ở bên trong. Những chiếc đinh này sẽ xuyên qua cơ thể phạm nhân khi chiếc quan tài bị đóng lại. Sau khi phạm nhân đã chết trong đau đớn và cơ thể không còn nguyên vẹn, nhân viên tòa án bí mật Sainte-Vehm vứt những thi thể ấy ra dòng sông gần đó.

Hội kín Sainte-Vehme bắt đầu suy yếu quyền lực kể từ thế kỷ XVI do chính quyền của hoàng đế Maximilien I và hoàng đế Charles-Quint đã khôi phục được quyền thế như trước. Họ có những hành động cứng rắn nhằm củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị, quân đội và áp chế tòa án bí mật trên. Chính quyền hoàng gia Đức đã xóa xổ hoàn toàn hội kín này vào cuối thế kỷ XVIII, chấm dứt sự tồn tại của hội chuyên dùng nhục hình man rợ để tra khảo tội phạm gần 5 thế kỷ tại quốc gia này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm