Tại sao các cổng thành đều mở vào bên trong mà không mở ra ngoài? - Đều là dụng ý của người xưa
Tới thăm top 10 thành phố hạnh phúc nhất thế giới / Nếu không gián tiếp giết chết nhân vật này, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể đã thành công
Trình độ kỹ thuật quân sự thời cổ đại còn nhiều hạn chế, không chỉ vũ khí thô sơ mà phương thức tiến công cũng khá "giản dị", thắng bại phần nhiều phụ thuộc vào quân số. Chẳng thế mà người xưa có câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô" - câu thơ đau đớn ám chỉ vinh quang của bậc vua chúa cũng đều phải trả giá bằng sinh mạng của hàng vạn dân thường.
Thắng bại của trận chiến sẽ phụ thuộc vào việc một đội quân có bảo toàn được căn cứ, ở đây là những tòa thành, hay không. Với một tòa thành kiên cố, điểm yếu duy nhất là cổng thành. Thường chỉ cần phá được cổng thành là nắm chắc được chiến thắng.
Ngoài việc cổng thành thường được làm rất dày và chắc chắn thì việc cánh cổng mở vào trong cũng là một dụng ý kín đáo.
So với việc để cổng thành mở ra ngoài và đóng cổng bằng một chiếc khóa thì khi thiết kế mở vào trong và dùng một thanh gỗ lớn chốt ngang cổng, người bên trong thành càng dễ dàng phòng thủ hơn. Thiết kế này còn rất linh hoạt trong trường hợp tránh kẻ thù canh cổng không cho phép người trong thành ra ngoài.
Ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ thì còn lý do không kém phần quan trọng đó là bảo quản, giữ gìn cổng thành.
Thời xa xưa các cổng thành đều được làm bằng gỗ, nếu mở ra bên ngoài thì cổng thành sẽ nằm trọn ngoài trời, lâu ngày gió mưa nắng gắt ăn mòn, rất nhanh bị mối mọt. Một khi cổng thành bị hư hỏng, sẽ mất rất nhiều thời gian để thay thế cũng như không thể lường trước được khả năng phòng thủ khi có biến cố xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm