Tại sao các Quý nhân trong hậu cung nhà Thanh khi được phong lên bậc "Tần" lại phấn khích đến phát điên, nguyên nhân là vì có thêm 3 đặc quyền
Clip: Tình nghi UFO bám theo máy bay ở Pakistan / Cậu học sinh nhặt được viên xúc xắc 26 mặt: Báu vật 'xếp xó' trong bảo tàng địa phương suốt 10 năm mới được phát hiện
Hệ thống hậu cung của các triều đại phong kiến Trung Hoa rất khác nhau, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, thay đổi danh xưng Thiên tử thành Hoàng đế, phong cho chính thê của Hoàng đế làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, hệ thống phân bậc hậu phi của nhà Tần vẫn chưa hoàn thiện, mãi đến thời Tây Hán mới dần dần hình thành hệ thống thứ bậc tương đối hoàn chỉnh.
Nhưng dù thế nào thì chính thê của Hoàng đế luôn luôn là Hoàng hậu, có thể nói Hoàng hậu luôn là nữ nhân quyền lực nhất chốn hậu cung. Trên phương diện lễ nghi, Hoàng hậu có thể xem là ngang hàng với Hoàng đế, còn cung nữ, nữ quan, phi tần trong hậu cung đều là tôi tớ của bà.
Các phi tần hậu cung cũng được chia thành những cấp bậc không giống nhau. Trong hệ thống hậu phi nhà Thanh, bên dưới Hoàng hậu còn có Hoàng quý phi, Quý phi, Phi, Tần, Quý nhân, Thường Tại và Đáp ứng.
Trong 7 cấp bậc này, quyền lực chủ yếu được phân chia thành 2 nhóm. Ranh giới của 2 nhóm này chính là giữa Quý nhân và Tần, cũng có thể nói, từ cấp bậc Tần trở lên sẽ có những đãi ngộ hoàn toàn khác. Riêng thân phận Tần cũng đã có 3 đặc quyền hơn so với Quý nhân.
Đặc quyền đầu tiên là Tần được phép sở hữu tẩm điện riêng của bản thân. Các Quý nhân và những nữ nhân cấp bậc thấp hơn chỉ được sống trong tẩm cung mà những phi tần làm chủ. Sau khi trở thành Tần, nữ nhân này có thể có một tẩm cung riêng, tiện lợi, thoải mái hơn nhiều, không cần lúc nào cũng phải nhìn sắc mặt của chủ cung mà sống.
Thậm chí, các vị Tần còn có 6 cung nữ hầu hạ còn Quý nhân chỉ có 4.
Đặc quyền thứ 2 là về con cái. Trong hậu cung, tất cả nữ nhân đều có thể sinh con nhưng không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng con ruột của mình. Quý nhân chắc chắn không được nuôi con, bởi vì theo quy chế nhà Thanh, con cái của Quý nhân và các nữ nhân cấp bậc thấp hơn sẽ được giao cho các nhũ mẫu nuôi dưỡng, hai mẹ con chỉ có thể gặp nhau một vài lần.
Nhưng với các vị Tần trở lên thì lại khác, tuy không được đích thân chăm sóc con nhưng họ có quyền nuôi con, muốn gặp là gặp. Một số hậu phi còn có thể nuôi con ruột trong cung của mình. Hơn thế nữa, một số phi tần cấp bậc cao còn có thể nuôi con của người khác.
Cần phải biết rõ, vào thời điểm đó, mẫu dĩ tử quý (phúquýcủa người mẹ dựa vào con cái), nuôi dưỡng một đứa bé không phải con ruột còn tốt hơn không có người con nào.
Xét về tình cảm, không có người mẹ nào lại không hi vọng được ở cạnh con mình, chính vì vậy mà đặc quyền này là thứ được rất nhiều hậu phi theo đuổi.
Đặc quyền thứ 3 là sau khi Hoàng đế băng hà, người thừa kế lên ngôi thì những hậu phi của Tiên đế sẽ được tôn phong. Chẳng hạn như Hoàng hậu và mẹ ruột sẽ được tôn là Thái hậu, nhưng những phi tần cấp bậc quá thấp, thấp hơn bậc Tần thì sẽ rất hiếm được tôn phong. Những người này có thể sẽ bị tuẫn táng, cũng có thể bị đưa đến Lãnh cung hoặc đưa đến canh giữ lăng mộ của Tiên đế.
Nói chung, kết cục của những nữ nhân có cấp bậc quá thấp sẽ không mấy tốt đẹp, còn với những người ở bậc Tần trở lên thì cuộc sống tương đối tốt hơn, chỉ cần không có hiềm khích với Thái hậu thì căn bản có thể sống an nhàn những năm cuối đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo