Tại sao chúng ta bị bóng đè và ai là người dễ bị bóng đè nhất?
Người mù ngủ mơ thấy gì? / Cải thiện thành tích thể thao bằng... mơ ngủ
Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, xuất hiện ở người khi ngủ. Hiện tượng nàyxảy ra bởi một số phần trong não của bạn thức dậy giữa giấc ngủ, các phần não còn lại vẫn ngủ rất sâu. Phần ngủ là phần não điều khiển các cơ vận động. Thông thường, chúng phải bị "tắt đi" trong giấc ngủ để bạn không vùng vẫy chân tay theo giấc mơ của mình.
Quá trình tiến hóa có lẽ đã cài đặt vào não chúng ta tính năng "tắt" vận động này, bởi thực hiện những giấc mơ trong khi ngủ có thể gây hại cho chính bạn hoặc những người khác.
Ảnh minh họa.
Vậy những đối tượng nào thường dễ bị bóng đè nhất?
Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Ngoài ra, nếu bị thiếu ngủ lâu, ngủ không đủ giấc thì hiện tượng này cũng rất dễ xảy ra.Bóng đèthườngra hơn nếu bạn nằm ngửa, bị một rối loạn giấc ngủkiểu nhưngủ gật đột ngột và không kiểm soát được. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.
Thực chất thì bóng đè không được coi là bệnh và thường không cần điều trị. Nếu giữa đêm mà bạn thức dậy và thấy toàn thân mình tê liệt, không vận động được, điều bạn nên làm đơn giản là bình tĩnh và ngủ tiếp. Đừng cố gắng thoát khỏi bóng đè. Hành động này chỉ khiến bạn thêm kiệt sức mà thôi.
Nếu bạn là người thường xuyên bị bóng đè quấy rầy, đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Hàng ngày ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành.
- Thực hiện thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng
- Cải thiện môi trường ngủ: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất.
- Mặc đồ ngủ thoải mái, bỏ hẳn nịt ngực và áo lót quá chật.
- Nếu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C.
- Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái.
- Tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ.
- Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ.
- Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm khó ngủ và hay mộng mị.
- Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.
- Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu
- Đổi tư thế ngủ và đặc biệt là hạn chế nằm ngửa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?