Tại sao có Na Tra trong 'Tây Du Ký', nhưng không có Tôn Ngộ Không trong 'Phong Thần Bảng'?
Đâu là phương thuốc trường thọ trong Tây Du Ký? / Danh tính mẹ của Quan Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký: Lai lịch khủng, xem nhiều lần chưa chắc đã biết
Tây Du Ký và Phong Thần Bảng là 2 cuốn tiểu thuyết thần thoại có giá trị lưu truyền lớn, đều được sáng tác vào thời nhà Minh, lấy bối cảnh lịch sử có thật và thể hiện một cách sinh động thế giới thần thoại Trung Hoa. Trong đó, Tây Du Ký lấy chủ đề về cuộc hành trình sang Tây Thiên của thầy trò Đường Tăng. Phong Thần Bảng kể lại câu chuyện Vũ Vương phạt Trụ.
Hai cuốn tiểu thuyết có nhiều nhân vật thần thoại như Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng và Na Tra. Tuy nhiên, cũng có một số nhân vật chỉ xuất hiện trong một tác phẩm, như Thiên Bồng Nguyên Soái, Khương Tử Nha, Tôn Ngộ Không...
Trong thế giới thần thoại phong phú và đầy màu sắc này, có một câu hỏi khó hiểu: Tại sao trong Tây Du Ký lại có tam thái tử Na Tra nhưng không có dấu vết của Tôn Ngộ Không, ngược lại, Tôn Ngộ Không lại không có trong Phong Thần Bảng?
Vào cuối thời kỳ nhà Thương, thế giới chìm trong cảnh đổ máu. Trụ Vương của nhà Thương kiêu ngạo, độc đoán và tàn ác. Người dân khắp nơi phải chịu thống khổ trước sự cầm quyền của ông ta.
Chính trong thời điểm khó khăn này, một anh hùng được định sẵn số mệnh lặng lẽ ra đời, đó là Na Tra. Giống như một ngôi sao sáng, số phận của Na Tra gắn liền với thời đại hỗn loạn đó. Sự xuất hiện của anh giống như một tia hy vọng, soi sáng thế giới đang chìm trong bóng tối.
Hàng ngàn năm sau, đến năm Trinh Quán thứ nhất, thời Đường Thái Tông, một chuyện kỳ bí mới đã diễn ra ở vùng đất phía đông. Huyền Trang, một nhà sư trẻ và tài năng bắt đầu hành trình đi về phương TÂy. Sứ mệnh của ông là tìm kiếm Chân kinh, cứu rỗi chúng sinh. Cuộc phiêu lưu kỳ ảo và kỳ bí này đã vượt qua núi non, sông rừng, và băng qua trăm năm biến động.
Trong chuyến hành trình kỳ diệu này, một nhân vật huyền thoại khác nổi lên, nhưng ở trong khoảng thời gian và không gian hoàn toàn khác biệt. Tôn Ngộ Không, sinh ra vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, nhảy ra từ một tảng đá. Cuộc đời hắn định sẵn là một câu chuyện truyền kỳ, nhưng đã trôi qua thời đại của Na Tra.
Na Tra từ thời nhà Thương, Tôn Ngộ Không từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, mỗi người đều gánh trên vai trách nhiệm nặng nề của thời đại. Đây là 2 truyền thuyết khác nhau viết về 2 anh hùng với ánh hào quang riêng.
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy một nhân vật quen thuộc, đó là Viên Hồng, thủ lĩnh Mai Sơn Thất Quái. Hắn vốn là một con vượn trắng, trong quá trình tuy luyện đã học được 72 phép biến hình, linh hồn rời khỏi cơ thể và các kỹ năng độc đáo khác. Điều này khiến Viên Hồng được liên tưởng với Tôn Ngộ Không.
Viên Hồng giống như Tôn Ngộ Không, thông thạo Thất thập nhị huyền công, có sức mạnh siêu nhiên to lớn, sử dụng gậy nước và lửa, bất khả chiến bại. Cả 2 đều đã giao chiến và vượt mặt Nhị Lang Thần. Sau đó, Nhị Lang Thần phải dùng đến bức họa Sơn Hà Xã Tắc Đồ của Nữ Oa thì mới bắt được Viên Hồng.
Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân dựa trên Phật giáo nhưng cũng lồng ghép các yếu tố Đạo giáo. Tác phẩm thể hiện một kiểu khoan dung và hội nhập tôn giáo. Các nhân vật mang tư tưởng Phật giáo mạnh mẽ và khí chất tráng lệ của văn hóa nhà Đường.
Trong khi đó, Phong Thần Bảng lấy Đạo giáo làm chủ đạo, lồng ghép một giai đoạn lịch sử vào thế giới thần linh và quái vật, đồng thời dệt nên một bức tranh lãng mạn, huyền thoại cho người đọc. Các nhân vật trong truyện mang dấu ấn sâu sắc về tư tưởng Đạo giáo và văn hóa nghi lễ nhà Thương.
Có lẽ vì sự khác biệt này mà nhân vật Tôn Ngộ Không không thể tìm được chỗ đứng thích hợp trong Phong Thần Bảng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn