Bí mật Tây Du Ký: Tại sao Ngưu Ma Vương lại không bị trừng phạt dù cản trở thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh? Lý do rất đơn giản
Tại sao loài chim không được con người thuần hóa làm thú cưỡi? Nó không cần thiết hay không thể? / Thịt ngựa bổ dưỡng hơn thịt bò và thịt cừu, tại sao con người ít ăn?
Trong Tập “ba lần lấy quạt Ba Tiêu”, thầy trò Đường Tam Tạng phải đi ngang qua núi Hỏa Diệm sơn mới đến được Tây Thiên nhưng vì lửa cháy quá lớn không cách nào qua được liền phải mượn nhờ quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa. Vốn đã có thù từ trước về chuyện con trai của mình là Hồng Hài Nhi nên Thiết Phiến một mình khước từ chuyện mượn quạt của Tôn Ngộ Không. Nhưng Ngộ Không chẳng khuất phục, tìm đủ mọi cách để lấy được quạt thật. Về phần Ngưu Ma Vương thấy vợ bị ấm ức liền quyết sống mái với Ngộ Không một phen, biến thành Bát Giới cầm quạt mang về. Đến cuối cùng phải nhờ Phật Tổ phái Bát Đại Kim Cương, Ngọc Hoàng cử thiên binh thiên tướng tới giúp sức, các bên hợp lực tạo thành thiên la địa võng mới trấn áp nổi.
Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, dù là Thần Tiên hay Yêu Quái, họ cũng không dám làm hại Ngưu Ma Vương, kể cả Ngọc Hoàng và Phật Tổ Như Lai, tại sao lại như vậy? Bởi vì Ngưu Ma Vương là một yêu quái có lai lịch.
Ít người biết rằng ngoài Tôn Ngộ Không, Phật Tổ còn có Bằng Ma Vương (Hỗn Thiên Đại Thánh) là một trong Thất Đại Thánh có sức mạnh xếp sau Tôn Ngộ Không, nhưng lại sở hữu tốc độ còn nhanh hơn cả Cân đẩu vân của Ngộ Không.
Thất Đại Thánh trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân bao gồm: Ngưu Ma Vương (Bình Nguyên Đại Thánh), Giao Ma Vương (Phúc Hải Đại Thánh), Bằng Ma Vương (Hỗn Thiên Đại Thánh), Sư Đà Vương (Di Sơn Đại Thánh), Di Hầu Vương (Thông Phong Đại Thánh), Ngu Nhung Vương (Khu Thần Đại Thánh), Mỹ Hầu Vương (Tề Thiên Đại Thánh).
Rất nhiều người cho rằng Ngưu Ma Vương được tôn làm đại ca trong Thất Thánh vì tuổi tác và thể hình cao lớn, nhưng sự thực bản lĩnh của Ngưu Ma Vương rất lợi hại, được ma giới tôn làm Bình Nguyên Đại Thánh.
Sau này màn so tài với hiền đệ Tôn Ngộ Không của mình là minh chứng rõ nhất. Tôn Ngộ Không gần như không có cửa thắng cho dù đã liên thủ với Bát Giới. Nếu Na Tra không kịp thời xuất hiện trợ giúp Ngộ Không và Bát Giới thì chắc chắn Ngưu Ma Vương đã không bại trận.
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một nhân vật thần thông quảng đại, ngoại trừ Phật Tổ Như Lai và chư vị Bồ Tát pháp lực vô biên, thì những vị thần tiên hay yêu quái có thể đối đầu với Ngộ Không chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một vài cái tên có thể kể đến trong cõi Tam giới đó là Nhị Lang Thần (cháu của Ngọc Hoàng), đại bàng Kim Sí Điểu (cậu của Phật Tổ Như Lai), Cửu Linh Nguyên Thánh (Thần thú của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn) và cha con Ngưu Ma Vương.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ