Đâu là phương thuốc trường thọ trong Tây Du Ký?
Căn nhà đặc biệt nhất miền Tây, bên trong toàn đồ cổ, có cả long sàng giá trị hàng trăm triệu / Người đàn ông có bộ sưu tập lan rừng lớn nhất Việt Nam: 10.000 giò lan với hơn 200 chủng quý hiếm
Khi nhắc tới tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, người hâm mộ thường chỉ nhớ tới bốn thầy trò Đường Tăng. Trên thực tế, trong nhóm của họ còn có một nhân vật khác nhưng người đó ít được chú ý đến. Đó chính là Bạch Long Mã.
Bạch Long Mã trong Tây Du Ký vốn là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Cung. (Ảnh: Sohu)
Bạch Long Mã (hay còn gọi là Tiểu Bạch Long) - con của Tây Hải Long Vương (em của Đông Hải Long Vương). Tên thật của Bạch Long Mã là Quảng Tấn, là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Cung.
Trong tiểu thuyết, Bạch Long Mã có vợ là Vạn Thánh công chúa, người vợ này lại đi ngoại tình với con trùng Cửu Đầu Trùng khiến Tam Thái Tử giận dữ phá hỏng viên dạ minh châu do Ngọc Hoàng tặng. Tam Thái Tử do làm hỏng báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế tặng, bị cha bẩm báo lên trên trời nên bị treo lên cửa Trời chờ chết.
Vợ là của Bạch Long Mã ngoại tình với Cửu Đầu Trùng khiến Tam Thái Tử giận dữ phá hỏng viên dạ minh châu do Ngọc Hoàng tặng. (Ảnh: Sohu)
May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Ngọc Hoàng Thượng đế cho hoá thân thành ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội. Trong Tây du ký chép như sau: "Quan Âm tâu rằng: Tôi vâng sắc Phật Tổ, xuống Ðông Ðộ tìm kẻ thỉnh kinh, gặp rồng có tội bị treo, nên tôi vào tấu, xin Bệ Hạ tha tội rồng ấy mà cho theo tôi, đặng đỡ gót kẻ thỉnh kinh ra công mà chuộc tội.
Thượng Ðế nghe tấu, truyền tướng trời mở trói nghiệt long (rồng dữ) giao cho Bồ Tát. Quan Âm từ tạ, rồng nhỏ cũng lạy tạ ơn. Quan Âm dẫn rồng nhỏ xuống núi dặn rằng: Ngươi ở khe này, đợi thầy thỉnh kinh đi ngang qua, sẽ hóa thành ngựa kim đỡ gót. Rồng con vâng lệnh ở đó mà chờ".
Kể từ đó, vị thái tử này đã trở thành Bạch Long Mã đồng hành cùng bốn thầy trò Đường Tăng.
Tam Thái Tử do làm hỏng báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế tặng nên bị treo lên cửa Trời chờ chết, may nhờ Quan Thế Âm Bồ Tát xin cho chuộc tội. (Ảnh: Sohu)
Ít ai biết được rằng, Bạch Long Mã có một điểm gần giống như Đường Tăng. Đó là nếu ăn thịt của Đường Tăng có khả năng trường sinh bất tử thìuống nước tiểu của Bạch Long Mã cũng có thể sống trường thọ.Điều này được thể hiện rõ trong đoạn Tôn Ngộ Không chữa bệnh cho quốc vương của nước Chu Tử. Ngộ Không lấy một mớ hỗn độn các loại thuốc để điều chế trong đó có nước tiểu của bạch mã.
Trong truyện, Bạch Long Mã đã nói rằng: "Thưa sư huynh, chẳng lẽ sư huynh lại không biết sao? Tôi là con rồng bay ở Tây Hải, chỉ vì phạm phải phép trời, được Quan Âm Bồ Tát cứu vớt, cưa sừng lột vẩy, biến thành ngựa, cõng sư phụ sang Tây lấy kinh, lập công chuộc tội. Khi tôi vượt sông tiểu ra, cá bơi trong nước, uống phải sẽ hóa rồng, trèo núi tiểu ra, cỏ sườn non được tưới, sẽ biến thành cỏ linh chi, tiên đồng hái về làm thuốc trường thọ. Vậy tôi đâu có khinh suất đi tiểu bừa bãi ở nơi trần tục thế này!".
Tôn Ngộ Không khi chữa bệnh cho quốc vương nước Chu Tử đã dùng nước tiểu của Bạch Long Mã. (Ảnh: Sohu)
Từ thông tin này, Tôn Ngộ Không đã sử dụng nước tiểu của Bạch Long Mã làm vị thuốc quan trọng để chữa bệnh cho quốc vương. Quốc vương dùng thuốc do Ngộ Không chế ra liền khỏi bệnh, bụng da nhẹ nhàng khí huyết lưu thông. Như vậy, việc trị bệnh thành công chính là nhờ nước tiểu của Bạch Long Mã.
2 lý do khiến yêu quái bỏ qua Bạch Long Mã
Nhưng, dù thứ nước thải của Bạch Long Mã hiệu nghiệm như vậy nhưng các yêu quái trong Tây Du Ký chỉ một mực tìm bắt Đường Tăng thay vì chọn con ngựa của sư phụ. Vì sao vậy?
1. Xuất thân không tầm thường
Như đã nêu trên,Bạch Long Mã vốn là con của Tây Hải Long Vương, một trong bốn vị thần được gọi dưới cái tên Tứ Hải Long Vương.Họ được miêu tả là những vị thần đầu rồng, mình người cai quản vùng biển khơi sông ngòi, rộng lớn hơn là bốn vùng biển ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Bạch Long Mã là con của Tây Hải Long Vương, có xuất thân rất cao quý. (Ảnh: Sohu)
Xét về sức mạnh, long tộc thuộc hạng thượng thừa. Rồng vốn là loài cao quý, được toàn quyền điều hành trên vùng nước mình cai trị. Với xuất thân không tầm thường như vậy, chẳng trách các yêu quái không dám đụng vào Bạch Long Mã.
2. Nước tiểu của Bạch Long Mã chỉ giúp sống lâu
Tác dụng của nước tiểu Bạch Long Mã đã được chính chủ xác nhận là có khả năng giúp trường thọ. Ngoài ra, thứ nước này còn biến cá thành rồng, biến cỏ sườn non được thành cỏ linh chi. Qua đây, ta có thể thấy,uống nước tiểu của Bạch Long Mã chỉ có thể sống lâu mà không thể bất tử.
Bạch Long Mã có thân thế không tầm thường nên không yêu quái nào dám đụng vào. (Ảnh: Sohu)
Trên thực tế, các yêu quái trong Tây Du Ký đều có tuổi thọ tương đối cao. Chúng về bản chất không cần tới thứ gì để tăng thêm tuổi thọ.Thứ mà những yêu quái này muốn chính là sự bất tử và ăn thịt Đường Tăng là cách duy nhất. Bởi Đường Tam Tạng chính là kiếp sau của Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai nên có thân thế bất phàm, tu vi hàng vạn năm nên yêu quái tin rằng chỉ cần một miếng thịt cũng có thể trường sinh bất tử.
Ngoài ra, Sa Tăng khi còn là yêu quái ở Lưu Sa Hà từng kể rằng mình đã dùng xương của người đi lấy kinh để xâu thành vòng cổ. Điều này có nghĩa rằng Sa Ngộ Tịnh từng ăn 9 kiếp trước của Đường Tăng, hay đúng hơn là Kim Thiền Tử. Đường Tăng có thể tái sinh qua nhiều kiếp và được coi là bất tử.
Tuy nhiên, đối với những tên yêu quái, nước tiểu của Bạch Long Mã chỉ giúp sống lâu chứ không thể mang lại sự bất tử như ăn thịt của Đường Tăng. (Ảnh: Sohu)
Sau khi so sánh, ta thấy dùng nước tiểu của Bạch Long Mã giúp trường thọ có tác dụng tốt hơn với con người. Nó không có nhiều hiệu quả đối với các loại yêu quái. Đương nhiên, những con yêu quái sẽ chọn ăn thịt Đường Tăng thay vì bắt Bạch Long Mã.
Bật mã ôn: Tên gọi này bắt nguồn từ chức vụ trông coi ngựa trên thiên đình của Tôn Ngộ Không.
Tề thiên đại thánh (Thánh lớn bằng trời): Đây là tước hiệu do Độc Giác quỷ vương đề xuất cho Tôn Ngộ Không.
Tôn hành giả, giả hành Tôn, hành giả Tôn (Người tu hành họ Tôn): Đường Tăng là người đặt cho Tôn Ngộ Không tên gọi này sau khi giải thoát hắn khỏi Ngũ Hành Sơn.
Đấu chiến thắng Phật: Sau khi thỉnh kinh xong, Tôn Ngộ Không đã tu thành chánh quả, được người đời thờ phụng và được phong cho danh hiệu này.
Bật mã ôn: Tên gọi này bắt nguồn từ chức vụ trông coi ngựa trên thiên đình của Tôn Ngộ Không.
Tề thiên đại thánh (Thánh lớn bằng trời): Đây là tước hiệu do Độc Giác quỷ vương đề xuất cho Tôn Ngộ Không.
Tôn hành giả, giả hành Tôn, hành giả Tôn (Người tu hành họ Tôn): Đường Tăng là người đặt cho Tôn Ngộ Không tên gọi này sau khi giải thoát hắn khỏi Ngũ Hành Sơn.
Đấu chiến thắng Phật: Sau khi thỉnh kinh xong, Tôn Ngộ Không đã tu thành chánh quả, được người đời thờ phụng và được phong cho danh hiệu này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?