Khám phá

Tại sao con người không thể thuần hóa ngựa vằn?

Trong nhiều đặc điểm, ngựa vằn cũng giống như những con ngựa bình thường. Tuy vậy, sự khác biệt cơ bản trong hành vi nằm ở chỗ ngựa và lừa đã được thuần hóa thành công còn ngựa vằn vẫn là loài hoang dã.

1001 thắc mắc: Loài ngựa nhỏ nhất thế giới sống ở đâu? / Bọ ngựa độc đáo hóa trang thành hoa để săn mồi

Vậy, ngựa vằn đã tránh việc phải thồ hàng, làm việc trang trại hay nhảy rào như thế nào và số phận của loài vật nào có kết cục tốt đẹp hơn.

Do có sự tương đồng với giống ngựa và nhằm tìm kiếm những giá trị mới lạ, con người đã nỗ lực thuần hóa ngựa vằn để lái xe và đua ngựa. Bộ phim Racing Stripes năm 2005, là câu chuyện về một chú ngựa vằn trẻ muốn cạnh tranh trong các cuộc đua ngựa – mặc dù các nhà làm phim đã buộc phải sử dụng một con ngựa khác đóng thế trong một số cảnh quay.

Bờm và đuôi của ngựa vằn trong thực tế có nhiều điểm tương đồng như giống lừa và phản ánh lịch sử tiến hóa của chi Equus. Mặc dù ngựa, lừa và ngựa vằn từ một tổ tiên chung (hyracotherium) sống ở Châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 55 triệu năm trước đây.

Giống ngựa Bắc Mỹ (thành viên của gia đình ngựa) đã biến mất khoảng 8 – 10.000 năm trước đây. Ở Châu Âu và Châu Á, con người từ thời đồ đá cũ đã săn bắn rộng rãi các loài ngựa hoang trên những đồng bằng rộng lớn, sự kết hợp của việc thay đổi khí hậu, trồng rừng và giết thịt đã đẩy những con vật từ phía đông về bán sa mạc ở Trung Á.

Tại sao con người không thể thuần hóa ngựa vằn? - 1

Đôi mắt hoang dại của ngựa vằn luôn làm con người chùn chân khi có ý định thuần chủng nó, ảnh: Shutterstock

Tổ tiên hoang dã của loài ngựa ngày nay lần đầu tiên được thuần hóa tại thảo nguyên Âu Á, khu vực nơi các bằng chứng khảo cổ về ngựa thuần hóa được tìm thấy. Ngựa ban đầu chỉ được xem như một loài động vật ăn thịt nhưng theo thời gian chúng còn có ý nghĩa làm phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các cuộc chiến tranh dẫn đến chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn minh con người. Mông Cổ, vùng đất của tiếng vó ngựa, thủ lĩnh huyền thoại Thành Cát Tư Hãn đã dùng ngựa để chinh chiến mở rộng đế chế trải dài từ Hungary đến Hàn Quốc, từ Siberia tới Tây Tạng: một đế chế châu Á hùng mạnh giành được từ trên lưng ngựa.

Nếu như ngựa quan trọng với nền văn minh loài người còn ngựa vằn thì sao? Lạ lùng thay, cư dân sống tại Châu Phi dường như đã bỏ qua cơ hội khai thác một những con vật có tiềm năng mang lại lợi ích nhất trên lục địa này.

Khác với loài Equids từ lục địa Á-Âu, dân số ngựa vằn Châu Phi luôn được đảm bảo tương đối an toàn và đặc biệt thích nghi với môi trường sống của chúng. Để tồn tại được trong môi trường có quá nhiều loài động vật ăn thịt lớn bao gồm sư tử, báo, linh cẩu, ngựa vằn phát triển thành một loại động vật đặc biệt phản ứng nhanh và linh động. Chúng không những có thể bỏ trốn khi đối mặt với nguy hiểm mà còn sở hữu phản ứng mạnh mẽ nếu bị bắt.

Cú đá của ngựa vằn có thể làm bể quai hàm của một con sư tử dũng mãnh, vết cắn của nó vô cùng man rợ và ngựa vằn còn sở hữu phản xạ tránh né cực nhanh giúp nó thoát khỏi bị bắt bởi thòng lọng. Vốn quen thuộc với hành vi hái lượm, săn bắt của con người, ngựa vằn dần tích lũy khả năng né tránh khá mạnh mẽ.

Tất cả những điều trên cho thấy ngựa vằn không thân thiện với con người và là loài động vật không có các tiêu chí phù hợp để bị thuần chủng. Theo nhà thám hiểm và bác học người Anh - Francis Galton, những yêu cầu này bao gồm mong muốn thoải mái, dễ dàng chăm sóc, hữu ích và sự quý mến đối với con người.

 

Galton xem ngựa vằn như ví dụ về một loài động vật không thể quản lý, những người Phi gốc Hà Lan đã liên tục cố gắng phá vỡ những tiêu chí trên để thuần hóa ngựa vằn. Mặc dù cũng có thành công nhưng tính cách hoang dại, bướng bỉnh của loài động vật này luôn bùng phát và ngăn chặn những nỗ lực của họ.

Mặc dù vẫn có thể thuần hóa ngựa vằn theo từng cá thể riêng lẻ, loài này vẫn không phải là ứng cử viên tốt cho việc thuần chủng. Thêm vào đó, loài này rất cứng đầu, bướng bỉnh và có bản năng sinh tồn vô cùng mạnh mẽ.

Thuần chủng và lai tạo chọn lọc giống chắc chắn sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hành vi của loài ngựa, điều này xảy ra trong những giai đoạn đầu khi loài ngựa còn nhỏ, hoang dại và có nhiều nét tương đồng như ngựa vằn ngày nay.

Phải nhìn nhận thực tế rằng ngựa có thể làm việc chăm chỉ hơn, sống trong môi trường đô thị hóa nhiều hơn, tận tụy với chủ nhân, sống an toàn và thoải mái hơn. Việc thuần hóa đã cứu loài ngựa khỏi nạn tuyệt chủng như hàng loạt các loài động vật khác. Trong thực tế, như một chiến lược sinh tồn, việc thuần chủng chắc chắn đã làm cho dân số ngựa toàn cầu tăng lên, ước tính đạt 60 triệu con.

Ngược lại, dân số ngựa vằn giờ đây chỉ còn ít hơn 800.000 con, đặt ra dấu chấm hỏi lớn đối với sự sống còn của chúng. Đối mặt với điều này, thuần chủng hay không thuần chủng tốt hơn?

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm