Tại sao cùng là Hoàng đế nhưng có người được gọi 'Đế', 'Tổ' hoặc 'Tông'? Câu trả lời khiến hậu thế mở mang tầm mắt
Hai vị Hoàng đế lập được nhiều công lao vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc / Khám phá loài vật không đầu, không não những vẫn có thể học hỏi, đến các nhà khoa học cũng 'bó tay' không biết vì sao
Sau khi diệt sáu nước và lập nhà Tần, Doanh Chính đã tự xưng là Tần Thủy Hoàng - tức Hoàng đế đầu tiên và là người đặt ra một danh hiệu mới là Hoàng đế. Chữ "Hoàng đế" này được lấy từ Hoàng Đế Hiên Viên, một vị trong Tam Hoàng Ngũ Đế thời thượng cổ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, không phải vị Hoàng đế nào cũng được đồng nhất danh xưng như thế. Ví như các Hoàng đế nhà Hán, hầu hết mọi người đều sẽ gọi theo cấu trúc "XX đế", đơn cử có Hán Vũ đế, Hán Cảnh đế, Hán Hiến đế,... Nhưng sang nhà Đường, nhà Tống, chúng ta sẽ thấy hậu thế thường gọi các Hoàng đế theo cấu trúc "XX Tổ" hoặc "XX Tông", chẳng hạn như Đường Cao Tổ, Tống Thái Tổ, Đường Huyền Tông,...
Gần hơn một chút là nhà Minh và nhà Thanh, dân tình lại quen dùng niên hiệu để gọi tên các Hoàng đế như Gia Tĩnh, Sùng Trinh, Khang Hi, Càn Long,... Vậy tại sao cùng là Hoàng đế như nhau nhưng có người lại được gọi là "Đế", có người được gọi là "Tổ", có người lại được gọi là "Tông"?
Với cách gọi "XX đế", thông thường người ta sẽ dùng thụy hiệu để làm danh xưng, như Hán Vũ đế thì Hán là từ thể hiện triều đại, Vũ là thụy hiệu của vua, còn đế tức là hoàng đế của thời kì ấy. Thụy hiệu với Hoàng đế, chư hầu hay đại thần sau khi chết đi rất được người xưa xem trọng, bởi nó mang ý nghĩa bao hàm toàn bộ cuộc đời và chiến tích mà người đó đã để lại.
Nhà Hán lấy đạo hiếu làm trọng nên tất cả các hoàng đế ở triều đại này đều có chữ "hiếu" trong thụy hiệu, như Hiếu Huệ, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Hiến,... Chẳng hạn, Hán Hiến Đế sau khi qua đời được thêm chữ Hiếu vào thụy hiệu nên thụy hiệu chính xác của ông phải là Hiếu Hiến Hoàng đế.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, do tất cả các Hoàng đế nhà Hán đều mang thụy hiệu có chữ "hiếu" giống nhau nên hậu thế thường sẽ tỉnh lược chữ này và gọi tắt thành Hán Vũ đế, Hán Cảnh đế, Hán Văn đế,... cho tiện.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao hoàng đế nhà Hán không dùng miếu hiệu như các triều đại khác?
Miếu hiệu có thể hiểu nôm na là bài vị lập ở miếu thờ của hoàng đế sau khi qua đời, tên được khắc trên đó sẽ có cấu trúc "XX tổ", "XX tông". Theo như lịch sử ghi chép thì rất có thể nguyên do Hoàng đế nhà Hán không dùng miếu hiệu là vì không phải Hoàng đế nào của triều đại này cũng có vinh dự nhận được miếu hiệu. Trừ phi có công đức to lớn hoặc xuất chúng hơn người, bằng không hoàng đế nhà Hán rất khó nhận được miếu hiệu.
Ví như Hán Cảnh đế, Hán Chiêu đế đều không có miếu hiệu, trong khi Hán Văn đế, Hán Vũ đế lại có. Như vậy nếu dùng miếu hiệu để gọi các vị Hoàng đế nhà Hán sẽ không được đồng nhất, trong khi thụy hiệu thì người nào cũng có nên lâu dần, cách gọi "XX đế" trở nên phổ biến với vua nhà Hán. Xưng hô dạng này cũng được sử dụng cho các hoàng đế nhà Tùy như Tùy Văn đế, Tùy Dương đế,...
Tuy nhiên đến nhà Đường, người ta bắt đầu quen dần với việc chuyển sang gọi Hoàng đế bằng miếu hiệu, cũng tức là những "XX tổ", "XX tông" mà chúng ta thường nghe. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách