Tại sao đội quân đất nung trở thành phát hiện khảo cổ tranh cãi nhất hiện nay?
Phát hiện manh mối về thành phố huyền thoại Atlantis dưới đáy đại dương / Truy tìm bí ẩn: Đội quân 50.000 người bị sa mạc Ai Cập "nuốt chửng" không dấu vết
Lăng mộ luôn là "chiếc hộp Pandora" bí ẩn mà rất nhiều nhà khảo cổ trên thế giới mong muốn khai phá.
Tuy nhiên, gần đây, giả thuyết cho rằng người Trung Quốc xa xưa đã lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của người Hy Lạp cổ đại để tạo nên công trình khảo cổ có 1-0-2 về đội quân đất nung huyền bí trong lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã thực sự tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ những học giả nước này.
Tuyên bố "sốc" về việc tìm thấy có ADN của người Hy Lạp trên phát hiện khảo cổ lớn nhất trong thế kỷ 20 đã thực sự gây "chấn động" truyền thông quốc tế.
Kết quả cho thấy sự hiện diện của "phương tây" là khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, trong suốt thời kỳ trị vì đất nước của Tần Thủy Hoàng (259-210TCN).
Tranh cãi "nảy lửa" giữa các nhà khảo cổ học thế giới và giới học giả Trung Quốc
Trong một bài báo chia sẻ với BBC, nhà khảo cổ Li Xiuzhen cho biết rằng nhiều tác phẩm điêu khắc được tìm thấy trong và xung quanh lăng mộ - không chỉ quân đội đất nung, mà còn có các tác phẩm điêu khắc như hình người nhào lộn được "lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp cổ đại."
Nghi vấn cho rằng đội quân đất nung canh giữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có sự tiếp nhận và ảnh hưởng lớn từ văn hóa Hy Lạp đã gây tranh luận dữ dội không chỉ với các học giả Trung Quốc mà còn có phần đông cư dân mạng.
Giả thuyết về nguồn gốc của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vấn đề gây tranh cãi lớn trong giới khảo cổ.
Hai tuần sau khi tuyên bố được đưa ra, Zhang Weixing, nhà khảo cổ hàng đầu tại Bảo tàng Binh mã đất nung trao đổi với tờ AFP rằng: "Hoàn toàn không có bằng chứng thực tế khi nói lăng mộ Tần Thủy Hoàng có liên quan đến Hy Lạp cổ đại. Điều này chỉ tồn tại trong giả thuyết của các học giả."
Nhà khảo cổ cấp cao Li Xiuzhen thậm chí quay lại "phản đối" tờ Tân Hoa Xã đã làm biến tướng lời nói bà về đội quân đất nung. Bà Li giải thích rằng bà nhận định: "Đội quân đất nung có thể được lấy cảm hứng từ văn hóa phương Tây, nhưng đã được chế tác duy nhất của Trung Quốc."
Tiến sĩ khảo cổ Li Xiuzhen cũng nói với Tân Hoa Xã rằng ý tưởng của bà đã bị bóp méo sau khi được đặt bên cạnh quan điểm của nhà khảo cổ học người Áo Luckas Nickel, người đã suy đoán rằng "một nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã đến và đào tạo nghệ thuật chế tác cho người dân địa phương."
Trước đó, giáo sư Nickel từng đưa ra nhận định: "Tôi nghĩ rằng Tần Thủy Hoàng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài hơn người ta nghĩ, từ việc điều hành một đế chế ra sao tới cách quản lý nhà nước như thế nào".
Tuy nhiên, chính Nickel cũng thừa nhận, những giả thuyết của ông không thuyết phục được các học giả Trung Quốc.
Nhà khảo cổ học Wexing cho rằng: "Ai tạo ảnh hưởng tới ai, điều này thật khó nói. Dù nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp cũng đã tạo ảnh hưởng tới Ai Cập và nhiều nước".
Theo các sử gia cho biết, việc quy chụp hai nền văn minh lớn lại với nhau là điều khó có thể chấp nhận. Cả Trung Quốc và Hy Lạp đều là "cái nôi" văn hóa có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.
Nếu Trung Quốc có hơn 5000 năm lịch sử và có thể mang vải lụa, gấm vóc đến những quốc gia hồi giáo như đế quốc Ba Tư, La Mã; thì nghệ thuật và kiến trúc điêu khắc đỉnh cao của Hy Lạp cổ đại cũng có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia phương tây, đặc biệt là từ sau những cuộc hành quân và nhiều chiến tích vang dội của Alexander đại đế.
Du khách và các nhà khảo cổ thường ít chú ý đến những thông tin trên lý thuyết về ảnh hưởng trực tiếp bên ngoài. Các vị sử gia cho hay: "Làm thế nào mà họ có thể giải thích kỹ thuật về nghệ thuật tinh vi và kỹ thuật "bậc thầy" khác nhau giữa các nền văn minh trong xã hội "nguyên thủy"?
Giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc của đội quân đất nung trong Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã khiến không ít các học giả châu Âu và Trung Quốc phải "vật lộn" kiếm tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, đây thực sự mới chỉ là giả thuyết, cần phải có thời gian kiểm chứng và thu thập bằng chứng không chỉ ngoài thực tế mà còn cả trong những tài liệu lịch sử đáng tin cậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm