Tại sao gái thanh lâu không bỏ trốn? Họ chẳng những không thể chạy trốn mà muốn rời đi còn phải bỏ ra hàng nghìn lạng bạc để chuộc thân
Quốc gia ‘cô đơn’ nhất thế giới: Không có ‘láng giềng’ trong phạm vi 1.600 km, 1 năm người lao động có 2 kỳ nghỉ / Hổ phách thời khủng long tiết lộ về “quái vật xâm lăng Mặt Trăng”
"Thanh lâu", hay còn có cái tên khác là lầu xanh, kỹ viện, có lẽ không phải là một từ xa lạ với những khán giả yêu thích dòng phim cổ trang Trung Quốc. Đây có thể được coi là một dạng "nhà thổ" thời cổ đại, nơi rất nhiều cô gái dùng nhan sắc, tài năng và đặc biệt là thân xác để kiếm tiền.
Thanh lâu thời cổ đại được mở ra để kinh doanh một nghề được quan phủ cho phép, mà Quản Trọng (nhà chính trị, tư tưởng nổi tiếng nước Tề, thời Xuân Thu) là người đề xướng và nhằm mục đích tăng thu nhập cho quốc gia.
Ảnh minh họa.
Thanh lâu cổ đại được chia thành các hạng cao cấp, trung bình và thấp, tương ứng với những phụ nữ có tài năng khác nhau.
Hạng cao cấp là những người thông thạo các loại đàn, cờ, thư pháp và hội họa. Họ không chỉ tài năng mà còn có ngoại hình thu hút. Những phụ nữ này thường có một sân hoặc tòa nhà riêng, thậm chí một phòng riêng. Họ nổi tiếng với việc tiếp đón những người giàu có và quyền lực. Khi tiếp khách, họ chỉ biểu diễn nghệ thuật, không bán thân.
Hạng trung bình có thể kém tài năng hơn một chút hoặc tài năng không bằng hạng cao cấp, nhưng vẫn là nghệ sĩ biểu diễn và phí tiếp khách thấp hơn, nên thu hút được một số tầng lớp trí thức trung lưu.
Hạng thấp của nơi này đa số là các cô gái do hoàn cảnh cuộc sống buộc phải vào. Một số là vì gia đình nghèo đói không nuôi nổi con mình, nên họ đành phải vào đây để kiếm sống. Một số khác bị bán đến do vi phạm quy tắc trong gia đình. Vì thế không có cô gái nào muốn trở thành kỹ nữ, nhưng đó là con đường sống duy nhất mà họ phải cố gắng hết sức để kiếm sống.
Chắc hẳn những người phụ nữ này hầu như ai cũng muốn thoát khỏi nơi đây, họ không muốn dùng thân thể của mình để tiếp đón, chiều chuộc những vị khách mỗi ngày. Chưa kể, thân phận phụ nữ thời đại phong kiến luôn thấp kém, lại ở chốn lầu xanh thì gần như không phụ nữ nào có thể chấp nhận được.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn là vào thời điểm đó, nhiều phụ nữ ở lầu xanh không thể rời đi, một mặt không được đi, mặt khác vì không còn nơi nào để đi.
Để ngăn chặn kỹ nữ lén lút bỏ trốn, các kỹ viện ngày xưa đã chuẩn bị kỹ lưỡng, không phải ai cũng được ra vào tùy tiện. Hơn nữa, trong kỹ viện có rất nhiều thanh niên cường tráng, thường xuyên duy trì an ninh trong lầu. Nếu một cô gái bỏ trốn, những người này sẽ nhanh chóng bắt nàng trở lại. Điều chờ đợi nàng phía trước chính là sự hành hạ giống như địa ngục.
Ngoài ra, xã hội phong kiến đặc biệt nhấn mạnh quan niệm trinh tiết đối với phụ nữ. Những phụ nữ đã tiếp xúc với nhiều đàn ông trong chốn lầu xanh thực sự không còn cách nào có thể trở lại cuộc sống xã hội bình thường. Vì vậy, dù có may mắn trốn được ra ngoài, họ cũng sẽ không biết tiếp tục sống thế nào. Họ có tâm lý sợ hãi, sợ mất mạng, sợ không chịu nổi áp lực của xã hội bên ngoài đối với họ và thậm chí là sự tuyệt vọng về thân phận thấp hèn của họ.
Chính vì những trở ngại trên, phụ nữ ở lầu xanh thường chỉ có thể vô vọng tiếp tục hầu hạ các quan khách và sống một mình bên trong lầu xanh sau khi về già.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ