Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư không tới cứu? Lý do rất đơn giản
13.000 năm trước, con người cổ đại dùng cách gì để giết những con thú khổng lồ nặng đến 9 tấn? / Giải mã bí ẩn MH370, tìm thấy nơi chiếc máy bay ‘ẩn náu’ 10 năm qua, là vị trí không ai nghĩ đến?
Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư nhận làm đệ tử, hắn học được bảy mươi hai phép biến hóa, thuật cân đẩu vân cùng những thần chú siêu phàm khác, lòng tự tin của hắn đột nhiên bùng nổ, gây ra hỗn loạn trong cõi âm và thiên giới.
Ảnh minh họa.
Sau này, để chiêu mộ Tôn Ngộ Không về thiên đình, Ngọc Hoàng đã đặt tên cho hắn là Bạch Mã Ôn và phong chức vị cho hắn. Khi biết chức vụ này không được coi trọng, hắn tưởng mình đã bị Ngọc Hoàng làm nhục nên tự xưng Tề Thiên Đại Thánh. Không lâu sau, hắn lại được giao trông coi vườn đào tiên. Nhưng lần này hắn lại ăn trộm đào tiên, vì không được Tây Vương Mẫu mời dự tiệc đã phá hỏng hội bàn đào, ăn trộm linh đơn. Cuối cùng hắn bị bắt và bỏ vào lò bát quái. Nhưng khi thoát ra, Tôn Ngộ Không đã tức giận, đạo náo thiên cung. Ngọc Hoàng sợ hãi đến mức phải trốn dưới gầm bàn, sai người đến cầu xin Như Lai giúp đỡ. Như Lai đến không hề khai chiến khốc liệt với Tôn Ngộ Không, mà chỉ dùng một thủ đoạn nhỏ lừa Tôn Ngộ Không vào lòng bàn tay rồi trấn áp hắn xuống dưới Ngũ Hành Sơn.
Dù biết Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành nhưng Bồ Đề Tổ Sư không ra tay cứu hắn.
Cứ như vậy, Tôn Ngộ Không bị trấn áp năm trăm năm. Trong khoảng thời gian này, không có thần linh tới thăm, cũng không có người nghĩ tới cứu hắn. Rất nhiều người thắc mắc, thân là sư phụ của Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư có thần thông vô biên, gần như ngang hàng với Như Lai, khi biết đệ tử là đã bị áp chế sao ngài không đến cứu? Thực ra nguyên nhân khiến Bồ Đề Tổ Sư không ra tay cứu Tôn Ngộ Không rất đơn giản.
1. Bồ Đề Tổ Sư không muốn xúc phạm Ngọc Hoàng và Như Lai, thậm chí không muốn người khác biết đến sự tồn tại của mình
Khi Tôn Ngộ Không học xong phép thuật và bị đuổi rời khỏi núi, Bồ Đề Tổ Sư đã nói rõ ràng với hắn, dù gặp phải tình huống nào cũng không được phép tiết lộ mối quan hệ giữa hai người, càng không cho phép hắn nhận là đệ tử của mình. Có lẽ Bồ Đề Tổ Sư đã đoán ra Tôn Ngộ Không sau này sẽ là kẻ gây ra họa náo loạn Tam giới nên đã cảnh cáo hắn. Với thực lực của Bồ Đề Tổ Sư, việc cứu Tôn Ngộ Không rất đơn giản, nhưng điều này sẽ dễ xúc phạm đến Như Lai và Ngọc Hoàng.
Bồ Đề Tổ Sư là người đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của Tam giới, vốn theo đuổi một cuộc sống ẩn tích và không muốn bị người khác làm phiền. Một khi Bồ Đề Tổ Sư đến giải cứu Tôn Ngộ Không, mọi tung tích của ngài sẽ bị lộ. Điều này sẽ hình thành mối quan hệ với Như Lai và Ngọc Hoàng, đồng thời sẽ có nhiều vị tiên và chư Phật khác biết đến sự tồn tại của ngài.
2. Qua sự việc này, Tôn Ngộ Không đã rèn luyện được bản thân, đây cũng là để bảo vệ hắn
Tôn Ngộ Không không sợ không sợ trời đất, dám một mình gây loạn Tam giới, thậm chí còn đòi Ngọc Hoàng nhường ngôi. Nếu Bồ Đề Tổ Sư ra tay giải cứu Tôn Ngộ Không, sau này hắn nhất định sẽ trở nên vô pháp hơn, sớm muộn gì cũng sẽ gây ra họa lớn, kết cục nhất định sẽ thảm hại hơn là bị giam dưới Ngũ Hành Sơn.
Vì vậy, tuy Bồ Đề Tổ Sư biết được đệ tử của mình bị Như Lai trấn áp, nhưng vị đại tiên này vẫn chọn cách phớt lờ. Bởi Bồ Đề Tổ Sư hiểu, hình phạt này có thể rèn luyện bản tính của Tôn Ngộ Không, và ở một khía cạnh nào đó, cũng là để bảo vệ anh ta.
3. Giả thuyết Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai là một người
Như Lai là một vị đại thần đứng đầu giới Phật. Ngài có khả năng biết trước tương lai và muốn phát triển Phật giáo, phổ độ chúng sinh. Chính vì vậy Như Lai đã an bài mọi việc và bày ra một ván cờ, trong đó Tôn Ngộ Không chỉ là một trong những quân cờ. Để ván cờ được vận hành theo ý mình, Như Lai hóa thân thành Bồ Đề Tổ Sư, dạy Tôn Ngộ Không các loại thần thông. Sau đó "mượn gió đẩy thuyền" để Tôn Ngộ Không tự tung tực tác bộc lộ bản chất ngông cuồng, gây loạn thiên cung. Sau khi gây loạn tiên giới, Như Lai có lý do để trấn áp Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành, khiến hắn thay đổi tâm tính và an bài cho Đường Tăng đến giải cứu hắn. Còn Tôn Ngộ Không có trách nhiệm bảo vệ Đường Tăng khỏi các yêu ma trên đường lấy kinh Phật ở Tây Phương.
Theo một số giả thuyết cho rằng, trải qua những lần chiến đấu trong quá trình đi thỉnh kinh Phật, pháp lực của Tôn Ngộ Không càng tăng thêm. Hắn lại bộc phát bản tính cũ của mình, coi thường và nảy sinh mâu thuẫn với Đường Tăng, điều này gây ra mối đe dọa cho Như Lai khi kế hoạch của ngài bị đổ bể. Sau đó, Như Lai quyết định dùng "quân cờ" thay thế của mình để Lục Nhĩ Mỹ Hầu xuất hiện, đây là con khỉ giống hệt Tôn Ngộ Không. Ngay cả Quan Âm cũng không thể nhận ra đâu là Tôn Ngộ Không thật và giả.
Trong Tam giới chỉ có Đế Thính - linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát và Như Lai mới có thể phân biệt được. Đế Thính dù biết nhưng không dám nói sự thật. Cuối cùng, Như Lai ra tay dùng Đại Thiên Am - chiếc bát vàng tiêu diệt Tôn Ngộ Không thật (bởi Như Lai biết được hắn sẽ gây họa), giữ lại Tôn Ngộ Không giả. Lục Nhĩ Mỹ Hầu ngoan ngoãn phụng sự và làm theo chỉ đạo của Như Lai tiếp tục hành trình bảo vệ Đường Tăng, hoàn thành kế hoạch lấy kinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ