Tại sao hoàng đế Trung Quốc cổ đại gần như không có sinh đôi dù có hơn 10.000 con cháu?
Trung Quốc: Kinh ngạc với mộ cổ vị quý tộc bí ẩn thời Đường / Mức lương của Bao Thanh Thiên khiến hậu thế sửng sốt, tại sao nhà Tống trả lương cho quan lại như vậy?
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, từ Hạ, Thương, Chu đến Minh, Thanh, mỗi triều đại đều có đặc điểm riêng. Trong lịch sử phong kiến của họ, các hoàng đế đã có hơn 10.000 con cháu. Theo xác suất, trong số này sẽ có những cặp song sinh, nhưng theo ghi chép lịch sử, xuyên suốt triều dài thời phong kiến chỉ có 3 cặp song sinh được sinh ra trong hoàng tộc. Vậy có lý do nào thực sự tác động đến điều này?
Trước hết, y học thời xưa chưa phát triển, cơ quan sinh sản của phụ nữ trước khi sinh con vẫn chưa trưởng thành. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ tử vong sớm. Hơn nữa, sinh đôi là gánh nặng kép đối với phụ nữ. Những đứa trẻ sinh đôi thực sự khó sinh tồn. Do đó, xác suất sinh đôi tương đối thấp, cộng thêm những trường hợp không may qua đời sớm do công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ chung còn thấp hơn.
Thứ hai, sự mê tín của xã hội phong kiến cổ xưa rất mạnh mẽ. Họ không thể nhìn thấu hiện tượng để nhìn rõ bản chất. Với hiện tượng sinh đôi, họ không thể hiểu tại sao trên đời lại có 2 người rất giống nhau. Tư duy thời đó cho rằng sinh con là điều bình thường nhưng sinh đôi lại hết sức xui xẻo. Nhiều gia đình khi sinh đôi đã sợ xui và bị chỉ trích nên thường chỉ giữ lại một đứa con, lặng lẽ cho đi đứa còn lại, thậm chí vứt bỏ cả hai đứa trẻ.
Đối với hoàng gia mà nói, sinh đôi là điều cấm kỵ bởi nó còn liên quan đến vấn đề người kế vị tương lai. Nếu hiện tượng sinh đôi xuất hiện trong hoàng cung thì cũng bị giấu kín, thông tin khó truyền ra thế giới bên ngoài bởi người ta có quan niệm "một núi không được có hai hổ".
Các phi tần sinh đôi thì không sao, nhưng nếu hoàng hậu mà sinh như vậy thì việc tranh luận ai trở thành người kế vị lại là vấn đề khó khăn. Nếu điều đó xảy ra, hoàng hậu sẽ giữ lại một trong hai hoàng tử và đưa người còn lại cho một gia đình khác trong hoàng tộc nuôi dưỡng mà không cho biết danh tính của đứa trẻ. Hoặc, đứa trẻ còn lại sẽ bị đưa vào chùa đi tu. Tóm lại, hoàng gia luôn phải đảm bảo quyền thừa kế không xảy ra sự tranh giành và việc sinh đôi sẽ không được ghi vào sử liệu.
Nếu một phi tần bình thường sinh đôi, hai đứa trẻ sẽ bị coi là đối thủ lớn nhất trong cuộc tranh giành ngôi báu tương lai. Việc sinh đôi lúc này là họa hơn phúc, cả 2 đứa trẻ lúc nào cũng bị nguy hiểm rình rập. Vì quan niệm kế vị, hoàng đế cũng sẽ giữ lại đứa trẻ có thể chất khỏe mạnh, đứa trẻ còn lại sẽ bị "bỏ rơi".
Bản thân hoàng đế cũng không muốn sinh đôi. Dù cặp song sinh do hoàng hậu hay phi tần khác sinh ra đều tiềm ẩn nguy cơ tranh giành quyền lực, huynh đệ tương tàn.
Với lý do trên, hoàng gia sẽ đoàn kết để ngăn chặn việc sinh đôi, đồng thời kiểm tra từng bước từ khi một phi tần mang thai đến lúc sinh con. Tất nhiên, những người biết rõ quá trình sinh đôi trong cung khá hạn chế, họ sẽ không tùy tiện tiết lộ vì an toàn của bạn thân. Cho nên, thông tin về những ca sinh đôi trong sử sách sẽ cực kỳ khan hiếm. Ngày nay, y học phát triển, quan niệm của con người cũng đã thay đổi, những cặp song sinh trở thành một phần đặc biệt của thế giới muôn màu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn