Tại sao những động vật như kỳ lân và Gryphon không tồn tại, nhưng những động vật như hươu cao cổ thì có?
Thấy vật thể lạ trồi lên khỏi mặt đất như quái vật, cô gái cả gan tiến lại gần xem rồi tròn xoe mắt với cảnh tượng trước mắt / Quái vật hồ Loch Ness - Kho chuyện không bao giờ kể hết
Đầu tiên, có thể khẳng định hươu cao cổ là một loài đọng vật hoàn toàn tồn tại ở thế giới tự nhiên, chúng không phải là một loài động vật đặc biệt phi lý dù phân tích ở bất kỳ góc độ nào.
Trước hết, trọng lượng của hươu cao cổ chưa đến một tấn, với thể trọng như vậy thì chúng vẫn chưa là gì khi so với những loài động vật to lớn trong lịch sử sự sống trên Trái Đất. Chưa kể một trong những loài vật nặng nhất trong lịch sử là cá voi xanh, có thể đạt tới 180 tấn. Voi ma mút từng sống với tổ tiên của chúng ta có thể lớn tới trọng lượng 12 tấn, Paraceratherium có thể nặng 30 tấn. Có thể thấy, ngay cả trong số các loài động vật có vú, cân nặng của hươu cao cổ cũng không có gì nổi bật.
Còn nếu xét từ góc độ chiều cao thì có lẽ chiều cao của hươu cao cổ vẫn còn quá khiêm tốn. Vì hươu cao cổ không phải là loài động vật cao nhất và cũng không phải là sinh vật có cái cổ dài nhất. Hươu cao cổ thường cao từ 6 đến 8 mét, nhưng loài Paraceratherium vừa đề cập ở trên có thể cao tới hơn 9 mét. Loài này cũng có điểm tương đồng với hươu cao cổ, chúng đều là những động vật ăn lá trên tán cây nên cần phải tiến hóa để phát triển chiều cao.
Còn về chiếc cổ dài thì sao? Khủng long ăn cỏ Mamenchisaurus có thân hình khổng lồ và cái cổ cực dài, chúng có thể ăn lá của các loại cây hạt trần với độ cao rất lớn. Toàn cơ thể chúng dài 22 mét thì độ dài của chiếc cổ đã chiếm một nửa. Dài hơn nhiều khi so với hươu cao cổ. Bởi vậy có thể nói chiếc cổ dài của hươu cao cổ hoàn toàn không phải là điều gì bất thường. Và từ tất cả những điều trên thì có thể thấy hươu cao cổ là một loài động vật bình thường và chẳng có gì kỳ lạ trong lịch sử tiến hóa của các loài động vật trên Trái Đất.
Câu trả lời là hoàn toàn không thể, vì hình dạng của nó thực sự bất thường nên không loài vật nào có thể tiến hóa thành hình dạng đó. Tại sao lại như vậy? Trước hết có thể nói cấu trúc của sinh vật viễn tưởng này hoàn toàn phi lý và không hề phù hợp với bất cứ loài động vật nào trên Trái Đất.
Gryphon là một sinh vật trong những câu truyện thần thoại với thân, đuôi và chân sau của sư tử trong khi đó đầu, cánh của đại bàng và móng vuốt ở chân trước là của loài đại bàng. Như vậy có thể nói hình dáng cơ bản của loài này gần như tương tự với sư tử và trong lượng trung bình của một con Gryphon sẽ là 240 kg. Vấn đề về trọng lượng đối với một sinh vật biết bay thực sự rất quan trọng, bởi nó là một trong những điều kiện quyết định loài động vật đó có phù hợp với việc bay hay không. Ví dụ điển hình cho việc này là loài chim. Loài chim lớn nhất và có sải cánh rộng nhất cũng như có trọng lượng lớn nhất có thể bay từng tồn tại trên Trái Đất là loài Argentavis magnificens.
Trọng lượng của Đại bàng khổng lồ Argentavis magnificens khoảng 70 kg, gần như tương tự khi so với con người, nhưng sải cánh của nó dài tới 7 mét, tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ. Nếu tính tỷ lệ trọng lượng cơ thể với chiều dài của sải cánh thì loài Gryphon phải sở hữu sải cảnh dài ít nhất 24 mét, điều đó có nghĩ chiều dài của 1 bên cánh tương đương với một tòa nhà 4 - 5 tầng. Với kích thước khổng lồ như vậy thì trong lượng của lông vũ trên đôi cánh cũng có trọng lượng cực kỳ lớn (lớn hơn trọng lượng của một con sư tử trưởng thành) và cũng không thể có khả năng bay. Ngoài ra tỷ lệ cơ thể như vậy cũng hoàn toàn phi lý đối với lịch sử tiến hóa của các sinh vật trên Trái Đất. Bởi vậy một sinh vật có sải cánh 24 mét sẽ không thể mang trọng lượng của loài sư tử.
Còn xét theo góc độ trọng lượng thì sao? Cấu trúc bay phù hợp nhất để có hình dạng cơ thể khổng lồ là màng cánh và loài vật bay nặng nhất trong lịch sử là loài Quetzalcoatlus sống vào cuối kỷ Creta ở Bắc Mỹ. Chúng có sải cánh dài 11 mét và trọng lượng 250 kg, gần như tương đương với trọng lượng của Gryphon. Nhưng khi loài thằn lằn bay này đứng trên mặt đất, chúng lại cao tới 8 mét, chiều cao này gần như tương đương với loài hươu cao cổ. Và điều này lại hoàn toàn không phù hợp với vẻ ngoài của sinh vật trong truyền thuyết của chúng ta.
Vì vậy, mặc dù có vẻ ngoài hùng dũng, nhưng rõ ràng Gryphon sẽ là sinh vật không thể bay. Không thể để một con vật có vóc dáng sư tử sở hữu một đôi cánh nhỏ như những bức tranh mà chúng ta thường thấy trong các câu truyện thần thoại. Bởi vậy có thể nói loài này hoàn toàn không phù hợp để có thể xuất hiện trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng tồn tại thì thực sự môi trường sống của chúng chỉ là ở trong các câu truyện cũng như trí tưởng tượng của con người, ngoài ra, muốn bay được thì chúng phải nhờ tới phép thuật.
Còn loài kỳ lân thì sao? Nếu như chúng là loài kỳ lần có cánh thì lý do tại sao chúng không thể tồn tại cũng sẽ tương tự như loài Gryphon. Nhưng nếu nó chỉ là một con ngựa trắng có sừng dài trên đầu thì điều đó hoàn toàn không có gì phi lý, bởi có rất nhiều loài động vật có sừng trên đầu với trọng lượng cơ thể tương đối lớn. Điều đó đặc biệt phổ biến ở các loài động vật ăn cỏ như loài tê giác hay kỳ lên biển thuộc Bộ cá voi. Nhưng lý do chúng không hề tồn tại chỉ có thể tóm gọn trong lý do chưa có ai thực sự nhìn thấy một con kỳ lân sống, và cũng không hề có bất cứ bằng chứng nào chứng minh được sự tồn tại của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm