Hé lộ bữa ăn cuối cùng của quái vật khủng long bọc giáp
15 loài vật làm nên lịch sử trong các cuộc chiến tranh / Bí mật hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler (Kỳ II)
Một hóa thạch 110 triệu năm tuổi tìm thấy cách đây 9 năm tại mỏ khai thác lộ thiên ở Fort McMurray, Alberta, Canada đang cung cấp những chi tiết mới về thói quen ăn uống của khủng long bọc giáp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện bữa ăn cuối cùng của loài khủng long có tên khoa học là Borealopelta markmitchelli, chỉ toàn lá cây dương sỉ. Bằng chứng rõ ràng được phát hiện bên trong dạ dạy củanó.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nhiều lần suy đoán về chế độ ăn của loài khủng long có lớp áo giáp kiên cố bên ngoài nhưng chưa từng phát hiện bằng chứng cụ thể.
Borealopelta markmitchelli được ví như một chiếc xe bọc thép Humvee của kỷ Phấn trắng. Mặc dù có kích thước ấn tượng giống như một chiếc xe tăng, loài khủng long này còn có vảy để ngụy trang giúp nó thoát khỏi cảnh bị ăn thịt.
Caleb Brown, nhà nghiên cứu sinh vật học tại Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell ở Canada cho biết: 'Thức ăn trong dạ dày hóa thạch được bảo quản tốt là trường hợp hiếm có. Chỉ có 9 báo cáo về vấn đề này đối với khủng long ăn cỏ, và khoảng hai hoặc ba trong số đó còn khá nguyên vẹn, hỗ trợ nghiên cứu tốt. Nhiều phát hiện khác chỉ là một số thực vật xuất hiện cùng với bộ xương khủng long'.
Theo các chuyên gia, kết quả cho thấy một số loài khủng long trong quá khứ đã ăn thực vật, riêng khủng long bọc giáp đặc biệt thích ăn dương xỉ.
Những tàn dư về bữa ăn cuối cùng cho thấy loài này là một loại khá kén chọn trong ăn uống. Trong dạ dày nó không có loại thực vật phổ biến nhất cùng thời gian sống.
David Greenwood, nhà sinh vật học tại Đại học Brandon, tác giả nghiên cứu cho biết: 'Khủng long đã chọn lọc những gì nó thích, dương xỉ chứ không phải loại khác, chúng bỏ qua những lá cứng của cây lá kim. Hành vi khá giống nhiều loài động vật ngày nay như hươu chỉ ăn lá mềm, thảo mộc'.
Ngoài ra bên trong còn có một số hạt 'đá mề', như một loại thuốc để hỗ trợ tiêu hóa của những loài động vật ăn cỏ.
Sở dĩ hóa thạch khủng long được bảo quản tốt trong hàng triệu năm qua vì nó chết ngay sau khi ăn bữa ăn cuối cùng và sau đó, xác bị cuốn ra biển. Chúng có thể đã chết vào khoảng thời gian giữa mùa xuân và mùa hè.
Cơ thể gai, bọc thép sau khi chết chìm xuống dưới lớp trầm tích ở đáy biển, những lớp bùn đã giam giữ đồng thời bảo vệ nên hóa thạch mới nguyên vẹn và hoàn hảo đến từng chi tiết như vậy.
Kết quả nghiên cứu được đánh giá cao vì rất ít người biết chính xác những gì khủng long đã từng ăn ngoài khái niệm chung chung là thực vật và thịt.
Con khủng long Borealopelta markmitchelli ăn cỏ dài khoảng 5,5 mét, nặng hơn 1.300 kg chết cách đây khoảng 110 triệu năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm