Tại sao phi công không được để râu, có sẹo trên người?
Khám phá “choáng” loài chuột biết dùng máu trong tai để hạ nhiệt / Rùng mình lời tiên tri khiến hoàng đế Càn Long thoái vị
Nhiều hãng hàng không trên thế giới có quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm phi công để râu. Điều này xuất phát từ việckhi có tình huống khẩn cấp xảy ra, nếu phi công có râu, mặt nạ dưỡng khí không thể ôm khít mặt. Với tình huống đó, các phi công phải là người cần tỉnh táo nhất để kịp thời ứng phó cũng như cứu sống hành khách.
![]() |
Nhiều hãng hàng không quy định phi công không được để râu. |
Bên cạnh râu, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt khiến họ không thể đeo mặt nạ đúng cách. Điều này sẽ khiến họ gây nguy hiểm cho chính mình và cho cả hành khách trên chuyến bay.
Ngoài ra, một quy định khác đó là trên người phi công không được có sẹo hoặc sẹo quá to.

Ảnh minh họa
Càng lên cao, áp lực không khí càng xuống thấp. Ở điều kiện này, cơ thể con người sẽ "nở" ra, khiến các vết sẹo dễ bị "rách". Những vết sẹo càng lớn, khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Trong trường hợp máy bay gặp sự cố về máy nén khí, những vết sẹo không đủ khả năng chống lại áp lực sẽ bị nứt ra và chảy máu.
Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp xấu nhất. Còn thông thường tại buồng lái máy bay và cabin đều là những phòng kín với áp lực được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 m so với mực nước biển nên không gây nguy hiểm với người có sẹo.
![]() |
Những quy định trên xuất phát từ vấn đề an toàn cho chuyến bay. |
Những quy định phía trên không phải hãng bay nào cũng áp dụng. Một số hãng hàng không vẫn chấp nhận cho phi công của mình nuôi râu, miễn là mặt nạ dưỡng khí hoạt động bình thường, hoặc quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình
CLIP: Tham lam nuốt chửng dê núi, trăn ngấm suýt chết