Khám phá

Tại sao yêu quái muốn ăn thịt Đường Tăng?

Tại sao yêu quái muốn ăn thịt Đường Tăng? Ăn thịt Đường Tăng có phải sẽ trường sinh bất tử? Ẩn ý đằng sau đó lại hoàn toàn khác...

Gà Đông Tảo có gì đặc biệt mà đắt đỏ như vậy? / Loài vật có tinh trùng dài gấp 23 lần cơ thể, gấp 1.100 lần 'con giống' của con người

Trong con mắt của những yêu quái trong bộ phim “Tây Du Ký” nổi tiếng, muốn được trường thọ thì chỉ có một cách duy nhất đó là ăn thịt Đường Tăng. Điều này thật sự là một sai lầm lớn.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sa tăng đã từng ăn thịt 9 người đi lấy kinh, nhưng vẫn là yêu quái đó thôi. Vậy tại sao yêu quái lại muốn ăn thịt Đường Tăng để có thể trường sinh bất lão? Một số người nói rằng, Đường Tăng và 9 vị tăng nhân kia không giống nhau, kiếp trước của ông chính là đệ tử của Đức Phật Như Lai. Thực ra, bất kể là ai khi đã xuống thế giới mê này của con người thì đều giống nhau hết, họ đều chỉ là tăng nhân mà thôi.
1. Vật báu thật sự trong “Tây Du Ký”
Khi Bồ Tát thụ nhận chiếc áo cà sa và cây gậy tích trượng từ Đức Phật, ngài đã nhắc đến rằng: “Chiếc áo cà sa và cây gậy tích trượng này có thể tặng cho người lấy kinh dùng. Nếu người đó kiên trì quyết tâm đến cùng, khi mặc áo cà sa này sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại.”
Điều này cho thấy rằng kho báu thật sự chính là chiếc áo khoác cà sa và cây trượng luôn ở bên cạnh Đường Tăng. Nếu sở hữu 2 thứ này đã có thể tránh bị rơi trong vòng xoáy đầu thai luân hồi và bị độc hại. Nhưng những yêu quái trong phim đều không hiểu được điều này, chúng cho rằng thịt Đường Tăng mới là con đường để trường sinh. Điều này chính là do bản chất của chúng quyết định, coi giết người như một cách để tồn tại, nghĩ đơn giản là ăn thịt mà đắc được Đạo. Chúng thực ra ở tầng thấp, không nghĩ được điều cao xa.
2. Con đường chân chính của sự bất tử
Trong quá trình đi thỉnh kinh cũng có một số yêu quái muốn cướp lấy áo cà sa và muốn thay thế 4 thầy trò Đường Tăng để đi lấy kinh, tại sao lại không được? Đó là bởi vì bản tính quyết định, nếu như bản tính không có sự thiện lương thì sẽ không thể thành công. Áo cà sa và cây trượng đều là biểu hiện ở trên bề mặt, thực chất cái tâm kính Phật mới là tối quan trọng. Đó mới chính là bản tính, mới là bản chất của sự trường sinh bất tử.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày nay có nhiều người thế nhân cũng chỉ nhận thức ở vẻ bề mặt, chứ không biết chúa trọng vào “tu tâm tính”. Chỉ có thật sự cải biến từ bản tính con người mới là con đường nhanh nhất đến viên mãn.
1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm