Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Tử Long không ủng hộ quan điểm của Lưu Bị ở trận Di Lăng
Vì sao Tôn Ngộ Không đội mũ có lông vũ dài? Đáp án liên quan đến cả Lã Bố thời Tam Quốc / Tam quốc diễn nghĩa: Lai lịch đặc biệt của đội quân tinh nhuệ được ví như lính đánh thuê của Khổng Minh
Về quan điểm tiến hành trận Di Lăng, ngoài Gia Cát Lượng, thì Triệu Tử Long (hay Triệu Vân) cũng không ủng hộ quan điểm này của Lưu Bị.
Triệu Vân (168 – 229), tự Tử Long, là người Thường Sơn. Ông là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.
Triệu Tử Long xưa kia vốn đi theo Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp giao hảo cùng Công Tôn Toản.
Ngay từ những ngày ấy, Triệu Vân đã từng không ít lần được Lưu Bị "mượn dùng" để đi đánh giặc cùng mình. Mối quan hệ của hai người nhờ đó mà dần trở nên thân thiết.
Sau khi Công Tôn Toản qua đời, Triệu Vân đã đi tìm Lưu Bị và được ông thu nhận vào tập đoàn chính trị của mình.
Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không ít người và giết cũng rất ít.
Lý do Triệu Tử Long khuyên Lưu Bị không nên đánh Đông Ngô
Theo tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một trong những nguyên nhân chính để dẫn đến cuộc chiến Di Lăng đó chính là cái chết của Quan Vũ. Khi Lưu Bị lệnh cho Quan Vũ giữ thành Kinh Châu, ông vô tình đã mắc mưu Lữ Mông từ đó bỏ mạng. Khi hay tin Lữ Mông ngấm ngầm liên kết với quân Ngụy để sát hại nhị đệ của mình, Lưu Bị tức giận khôn xiết, quyết đem lòng trả thù cho người huynh đệ kết nghĩa này.
Trước quyết định của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã ra sức can gián nhưng không được. Học sĩ Ích châu là Tần Mật tiếp tục dùng thiên văn can gián. Lưu Bị tức giận tống giam Tần Mật. Tướng Hoàng Quyền cũng khuyên Lưu Bị không nên mạo hiểm thân chinh mà chỉ cần sai một viên tướng đi đông chinh, bản thân Hoàng Quyền tình nguyện lãnh trách nhiệm đánh Ngô, nhưng Lưu Bị cũng không chịu, nhất quyết thân chinh đi đánh Ngô.
Triệu Vân cũng lên tiếng khuyên can, cho rằng, nếu Thục Hán giao đấu với Đông Ngô, trận chiến này sẽ không thể kết thúc trong một sớm một chiều, đây không phải là thượng sách. Theo ông, kẻ thù thực sự của Thục Hán là họ Tào chứ không phải họ Tôn nên chủ trương tiêu diệt Tào quân trước, Tôn Quyền tất sẽ quy phục.
Hơn nữa, mặc dù Tào Tháo đã mất nhưng Tào Phi đã lấn át ngai vàng nhà Hán. Cho nên, ưu tiên hàng đầu là thuận theo lòng dân, sớm đoạt lấy Quan Trung, kiểm soát thượng nguồn Hoàng Hà, Vị Thủy, để thuận tiện chinh phạt phản nghịch, hiệu triệu nghĩa sĩ Quan Đông, phụng sự Hán Hiến Đế. Tuy nhiên, Lưu Bị cũng bỏ ngoài tai.
Do thái độ tức giận và kiên quyết của Lưu Bị, không ai dám can gián nữa. Ông giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng giúp thái tử Lưu Thiện giữ Thành Đô, đích thân cầm quân ra trận.
Trong khi toàn quân đang tập hợp chưa xuất phát thì ông lại mất Trương Phi vì bị các thủ hạ Phạm Cương, Trương Đạt sát hại vào tháng 5 năm 221. Sau đó Phạm Cương, Trương Đạt chạy sang hàng Đông Ngô. Lưu Bị đau đớn, muốn trút hết căm giận lên Tôn Quyền. Như đổ dầu vào lửa, Lưu Bị nổi cơn lôi đình và lập tức xuất quân tiến về phía đông. Kết quả sau đó, đại quân của Lưu Bị đại bại trước đội quân của Tôn Quyền.
Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu, đây đã là một quyết định sai lầm của Lưu Bị, bởi lẽ nó đi ngược lại hoàn toàn với kế sách của binh pháp Tôn Tử, và của Khổng Minh là Tôn-Ngô liên minh phạt Ngụy. Tuy nhiên, vì muốn trả thù cho em, Lưu Bị đã bỏ ngoài tai những lời can gián của thuộc hạ, tự mình dẫn quân đánh Tôn Quyền. Sau thất bại vì hối hận trước hàng loạt sai lầm của bản thân, Lưu Bị không dám về Thành Đô nữa, mà ở lại thành Bạch Đế, ôm bệnh rồi mất một năm sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?