Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long

Trong suốt cuộc đời xông pha trận mạc, Thường Sơn Triệu Tử Long là viên võ tướng có võ nghệ cao cường trải qua trăm trận không thua một ai, thế nhưng Triệu Vân cũng có lần gặp phải đối thủ thật sự.

Tam quốc diễn nghĩa: Nhân vật trung thành nhất thời Tam quốc, dám giết vợ, lấy thịt dâng cho quân chủ ăn / Hé lộ nhân vật lợi hại nhất Tam Quốc: Một nhát kiếm định giang sơn

Triệu Vân tự là Tử Long, người huyện Chính Định Nam, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay. Thuở nhỏ theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn.

Tam quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt”.

Triệu Vân trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Triệu Vân trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Ông nổi tiếng với tài dùng thương, mười dũng tướng của Tào Tháo không địch nổi một mình Triệu Vân. Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa.

Những chiến tích của Triệu Vân phải kể đến: phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân, hai lần cứu A Đẩu, một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công, thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Ông cũng truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, Hán Trung, đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy, tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy. Thế nhưng Triệu Vân dũng mãnh vô địch cũng có lần gặp phải địch thủ thực sự.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1996, năm 228, Thừa tướng nhà Thục Hán là Gia Cát Lượng xuất quân bắc phạt, ra Kỳ Sơn lần thứ nhất. Thái thú Thiên Thuỷ là Mã Tuân dẫn Khương Duy cùng Lương Tự, Doãn Thưởng, Lương Kiều và thứ sử Ung châu là Quách Hoài đi tuần các nơi.

Trong lần này Triệu Vân bị mai phục và người phục kích là Khương Duy, hai người không tránh khỏi một trận giao chiến. Mặc dù năm đó Triệu Vân đã đến tuổi thất tuần, nhưng với cây thương trong tay thì vẫn uy phong vô địch.

 

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long (Hình 2).

Khương Duy trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1996.

Một người độc đấu chưa từng thất bại như Triệu Vân mà lần này lại bị đánh ngang ngửa, khiến Triệu Vân không khỏi bàng hoàng, trong lòng có chút cảm giác lực bất tòng tâm, may rằng cuối cùng tướng lĩnh thủ hạ của Thiệu Viên giúp ông rút lui thành công.

Sau khi trở về doanh trại, Triệu Vân không ngừng ca tụng Khương Duy trước mặt Gia Cát Lượng, cho rằng đó là một nhân tài hiếm gặp, nếu không phải lúc đó kịp thời rút lui thì có lẽ đã thất bại dưới tay Khương Duy rồi. Triệu Vân thời điểm đó luôn khuyên Gia Cát Lượng thu phục Khương Duy.

Về việc Khương Duy từng suýt đánh bại được Triệu Vân, nhiều ý kiến cho rằng bởi lúc đó Triệu Vân đã già, còn Khương Duy thì đang ở độ tuổi sung sức, chính vì sự chênh lệch tuổi tác khiến lợi thế nghiêng về phần Khương Duy.

Không lâu sau, Quách Hoài trở về Thượng Khuê phòng bị. Mã Tuân một mình ở lại Ký huyện xa xôi phía tây, thế cô, có ý lo sợ. Khương Duy khuyên Tuân về phòng thủ Ký huyện nhưng Tuân không nghe và có ý nghi ngờ Khương Duy, nói rằng: “Bọn các ngươi đều không đáng tin cậy!”.

 

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long (Hình 3).

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1996.

Rồi Tuân nhân đêm tối bỏ chạy về Thượng Khuê với Quách Hoài. Khương Duy sau mới phát hiện ra, bèn chạy theo, nhưng đến nơi thì thành Thượng Khuê đóng cửa, không cho ông vào. Ông quay trở về Ký huyện thì Ký huyện cũng đóng cửa ngăn ông. Ông bèn chạy sang đầu hàng Gia Cát Lượng.

Thấy ông lại hàng, Gia Cát Lượng rất mừng. Nhưng sau đó Mã Tốc để mất Nhai Đình nên quân Thục phải triệt thoái. Khương Duy theo quân Thục về nước và lạc mất mẹ.

Gia Cát mến tài ông, phong làm Thương tào duyện, Phụng Nghĩa tướng quân, rồi Đan Dương đình hầu khi ông mới 28 tuổi (230).

Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Khương Duy được mô tả tương đối sát thực với chân dung ngoài đời, tận trung với nhà Thục Hán. La Quán Trung khi đề cập tới việc ông về theo hàng Thục đã hư cấu ra tình tiết: Gia Cát Lượng mến tài ông và muốn thu phục nên đã giương bẫy sai người đóng giả làm Khương Duy làm những điều phản nghịch khiến Mã Tuân nghi ngờ ông và dồn ông vào chỗ buộc phải sang hàng Thục.

 

Theo Quốc Tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm