Khám phá

Tần Thủy Hoàng - Tấn bi kịch từ giấc mộng hão huyền trong lịch sử

Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ...

Chuyện chưa kể về cuộc hôn nhân bi kịch của Hán Huệ Đế / Mối tình thời chiến của nữ du kích Xô viết và viên sỹ quan Đức Quốc xã

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.

Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành, từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ, làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, một trong những việc được Tần Thủy Hoàng quan tâm và thực hiện đầu tiên là đả kích các phần tử trí thức.

Vào năm 213 trước công nguyên, nghe theo lời Lý Tư, Tần Vương tiến hành đốt sách, thực hiện chính sách ngu dân.

Tiếp đó đến năm 212 trước công nguyên, vì bị các phương sĩ lừa đảo đến mức lú lẫn, mụ mị, Tần Thủy Hoàng phẫn nộ quyết “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.

Tần Thuỷ Hoàng

Tần Thuỷ Hoàng

Nguyên nhân dẫn đế sự kiện Tần Vương “chôn nho” vào năm 212 trước công nguyên, vốn không liên quan đến các bậc nho sinh. Tần Vương “mụ mị” vì thuốc trường sinh bất lão

Trang tin jpgushi.com (Trung Quốc) dẫn các tài liệu lịch sử cho rằng, vì phẫn nộ với một phương sĩ có tên Lô Sinh, Tần Thủy Hoàng đã trút cơn thịnh nộ lên các nho sinh.

Những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc, tại những nước nhỏ như Yên (nay là Hà Bắc), Tề (Sơn Đông) có một nhóm người gọi là phương sĩ.

Những người này tự nhận mình có một năng lực siêu nhiên, có thể nói chuyện với thần tiên, dự đoán tương lai, có thể xin thân tiên linh dược giúp con người trường sinh bất lão.

 

Tần Thủy Hoàng sau khi quy giang sơn về một mối, đã thống nhất đường xá, chữ viết, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Điều khiến ông còn bận tâm, là tìm cho được phương thuốc trường sinh bất tử.

Để thực hiện tâm nguyện này, Tần Vương một mặt bình thiên hạ, thể hiện uy đức của mình với thần dân, một mặt vời phương sĩ khắp nơi, giúp mình có được loại thần dược này.

Năm 218 trước công nguyên, sau một chuyến phong thiền đến núi Thái Sơn, phương sĩ Từ Phúc đã trình lên quân vương, rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử.

Tôi đã từng đến đó, thần tiên nói rằng phải hiến đồng nam đồng nữ và cả nhân công, mới có thể đổi được thuốc tiên.”

Tần Thủy Hoàng nghe vậy, liền cho Từ Thức cùng 3000 đồng nam đồng nữ, mang theo ngũ cốc lương thực và người làm công, tìm đường ra biển.

 

Tuy nhiên, sau chuyến đi này, bề tôi thân cận của Tần Vương “một đi không trở lại”. Sau này, có truyền thuyết cho rằng ông đã sang Nhật Bản.

Năm 215 trước Công nguyên, Hoàng đế nhà Tần lại tiếp tục “đông du” đến Kiệt Thạch (nay là Tần Hoàng Đảo), Tại đây, ông sai phương sĩ Lô Sinh tìm cách bái kiến thần tiên.

Tuy nhiên, sau khi từ biển trở về, Lô Sinh không đem theo được thuốc trường sinh bất lão, mà chỉ đem theo được một cuốn “sách tiên”, trong đó có viết: “Diệt Tần Giả, Hồ Dã”.


Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.

Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.

 

Ngay lập tức, Tần Vương xuất 30 vạn đại quân, cử con trai trưởng trợ giúp Tô Vi thị giám quân sĩ, Bắc tiến chinh phạt quân Hung Nô, chấm dứt nguy cơ nhà Tần diệt vong. Trong khi đó, ở phía Nam, ông cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để phòng người Hồ xâm nhập. Lúc bấy giờ, tộc người Hung Nô được gọi là người Hồ. Tần Thủy Hoàng xem qua “tiên thư”, liền cho rằng tộc người này chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà Tần.

Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ, mà là con nhỏ của ông Hồ Hợi.

Đại nhân Trịnh Huyền đời Đường cho rằng: “Hồ giả, Hồ Hợi, Tần nhị thế chi danh”, “Hồ” trong “sách tiên” mà Lô Sinh mang về chính là Hồ Hợi, chứ không phải người Hung Nô.

… bị lừa dẫn đến “đốt sách chôn nho”

 

Năm 212 trước công nguyên, Lô Sinh tiếp tục lừa Tần Thủy Hoàng một lần nữa: “Thần nhiều lần bái thần tiên cầu xin thần dược nhưng không được, là do có một thứ đang cản trở.

Bây giờ, có một cách là người nên ẩn dật, giấu kín mọi hành động của mình, không được để ai biết để tránh ác quỷ, khi ác quỷ đi rồi, chân nhân sẽ xuất hiện.

Chân nhân đi xuống nước không ướt, đi vào lửa không cháy, có thể đi mây cưỡi gió, sống mãi cùng trời đất, hy vọng Hoàng đế sống thật “tĩnh”, nhất cử nhất động đều không được để ai biết, sẽ có được thuốc tiên.”

Tần Thủy Hoàng nghe xong, liền làm theo những cách Lô Sinh bày cho. Nếu có bất cứ ai nói ra nơi ở của Hoàng đế, ngay lập tức bị khép tội chết.

Lô Sinh sau khi lừa được nhà vua, liền bắt tay với một phương sĩ khác là Hầu Sinh. Hai người này sau đó mượn danh vua, tự cao tự đại, tham quyền đa dục.

 

Mọi việc trong thiên hạ từ lớn đến nhỏ, lúc này đều do mình Lô Sinh đứng ra quyết định, lấy hình phạt tử hình để củng cố uy quyền, không ai dám hé răng phản đối hay làm phật ý Lô.

Sau một thời gian, Lô Sinh nghiệm ra rằng, nếu để quá lâu mà phương thuật không ứng nghiệm, ắt sẽ bị Tần Vương xử tội chết, liền tìm đường bỏ trốn.

Biết mình bị lừa một vố đau, Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Ông cho rằng mình đã nuôi ong tay áo, hậu đãi một lũ phương sĩ để tìm thần dược, cuối cùng lại bị phỉ báng, lừa lọc ê chề.

Ngay cả những nho sinh cũng bị Tần Vương cho là “nghị luận, bàn tán” về ông, dùng những lời lẽ ma quỷ để mê hoặc người khác.

Trong cơn thịnh nộ, Tần Vương ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn các nho sinh, số người bị liên đới lên đến hơn 460 người. Tất cả đều bị khép tội chết, vì phỉ báng nhà vua.

 

Theo Trương Dũng, tác giả của bài viết “Đại sư giả mạo: Lô Sinh lừa Tần Thủy Hoàng dẫn đến việc đốn sách chôn nho”, đăng tải trên trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), Lô Sinh chính là nguyên nhân dẫn tới vụ việc “đốt sách chôn nho” ám ảnh suốt một thời kỳ lịch sử.

Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột.

Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.

Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.

Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài, thuộc đất Sa Khâu, là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius.Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử.

 

Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.

Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.

Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm