Tàn tích thiên thạch 3 tỉ tấn rơi xuống Trái Đất
Khám phá về "Đạo quân bất tử" từng gieo rắc nỗi sợ hãi của đế chế Ba Tư / Ai Cập phát hiện khu mộ cổ lớn từ thời vương triều Ptolemy
Một thiên thạch rộng 1 km, nặng 3 tỉ tấn đã lao vào trái đất với tốc độ 64.370 km/giờ rồi vỡ tan tành, tạo ra một chiếc hố ở Minch (một vùng biển ở Scotland - Vương quốc Anh), theo công bố mới nhất của nhóm nghiên cứu từ Đại học Anberdeen và Đại học Oxford (Anh).
Một bờ đá sa thạch tại bờ biển Tây Bắc Scotland, nơi lớp trầm tích chứa tàn tích của vật thể ngoài hành tinh còn nằm giữa các lớp sa thạch - Ảnh:Đại học Oxford
Từ những dấu tích mơ hồ, các nhà khoa học đã phát hiện một miệng hố va chạm rộng tới 40 km. Điểm đặc biệt là thay vì bị xói mòn như đa phần các hố thiên thạch khác trong buổi bình minh trái đất, hố thiên thạch này lại được hành tinh của chúng ta bảo quản và chôn giấu.
Khối đá khổng lồ tình cờ rơi xuống một thung lũng rạn nứt cổ xưa, nơi tàn tích của nó, bao gồm phần tan vỡ của trái đất sau va chạm và nhiều mảnh thiên thạch, nhanh chóng được trầm tích tươi bao phủ và bảo tồn. Hiện tại, nó được chôn vùi dưới nước và lớp đá trẻ trong vùng nước ngăn cách cao nguyên Scotland và Hebrides.
Minh họa cách mà thiên thạch khổng lồ đã tấn công Trái Đất - Ảnh: Independent
Ước tính vụ tấn công thiên thạch khủng khiếp này xảy ra 1,2 tỉ năm về trước, khi sự sống trái đất còn gói gọn toàn bộ trong đại dương, mặt đất chưa có cây cối và "trông như Sao Hỏa khi còn có nước", theo mô tả của các nhà nghiên cứu.
Vị trí phát hiện hố thiên thạch (vòng tròn màu đỏ) - Ảnh: BBC
Tiến sĩ Ken Amor (Đại học Oxford, thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết những dấu tích về khối thiên thạch khổng lồ được phát hiện 11 năm trước ở UIlapool. Trong các tảng đá ở khu vực hố thiên thạch khổng lồ tọa lạc có mức độ cao của nguyên tố iridium, đặc trưng của vật liệu ngoài trái đất, cùng các vết nứt song song và siêu nhỏ - cũng là dấu vết đặc trưng của một cuộc tấn công từ thiên thạch.
Bằng chứng của vụ tấn công ngoài hành tinh - Ảnh: Đại học Oxford
Những "khối u" kỳ lạ, từng là vật liệu của Trái Đất bị hất tung lên do vụ va chạm kinh hoàng - Ảnh: Đại học Oxford
Những bất thường nói trên khiến họ phải đánh giá lại lần nữa một số mỏm đá kỳ lạ mà trước đây được cho là mang hình dạng đó do hoạt động núi lửa.
Công trình được công bố trên tạp chí khoa học Journal of the Geological Society.
Hố thiên thạch nói trên là hố thiên thạch vĩ đại nhất nước Anh và chỉ thua kém vài chiếc hố nổi tiếng khác. Hố thiên thạch lớn nhất thế giới có đường kính 400 km, tuổi đời 300 triệu năm ở Úc; sau đó là hố Chicxulub rộng 150 km bên dưới bán đảo Yucatan (Mexico), tuổi đời 66 triệu năm và chính là thảm họa đã giết chết loài khủng long.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé