Tào tháo cả đời gặp được bao nhiêu quý nhân? Kết cục của từng người ra sao?
Lý do Tào Tháo dù bệnh nặng nhưng vẫn giết thần y Hoa Đà / Tào Tháo cả đời xem trọng và "thèm khát" 5 vị tướng này nhất, đáng nói 3 trong "ngũ hổ tướng" của Lưu Bị đều có mặt
Tào Tháo là một trong những nhân vật gây ra nhiều luồng ý kiến nhất trong lịch sử Trung Quốc, có người cho rằng Tào Tháo là anh hùng thời loạn, cũng có người cho rằng Tào Tháo là một loạn thần tặc tử, nhưng bất kể là đứng từ góc độ nào để xem xét thì cũng chưacó ai nghi ngờ về năng lực của nhân vật này.
Ảnh minh họa.
Xuất thân của Tào Tháo cũng xem là hiển hách, cha là Tào Tung, một thái thúdưới thời Hán Linh đế, sau này là một đại thần lớn trongtriều. Tuy nhiên, gia thế của Tào Tháo bấy giờ không được tầng lớp quý tộc thời đó xem trọng, nguyên nhân chủ yếu ở hai phương diện: thứ nhất, ông của Tào Tháo là Tào Đằng là một hoạn giả, tức thái giám; thứ hai, "nền tảng" của Tào gia quá mỏng manh, so với các gia tộc quan lại thời đó hiển nhiên không cùng đẳng cấp.
Nhưng dù như vậy, Tào Tháo vẫn có thể "ngóc đầu lên" giữa đám quần hùng dựa vào năng lực xuất sắc của mình, Tào Tháo liên tiếp đánh bại Viên Thiệu, người xuất thân "tứ thế tam công"; Lưu Biêu, người xuất thân Đông Hán tông thất, hay Mã Siêu, Hàn Toại… thành công thống nhất phương Bắc Trung Quốc, đồng thời trở thành người đặt nền móng cho chính quyền Ngụy quốc thời kì Tam quốc.
Ai cũng biết, một người nếu muốn nên đại nghiệp, ngoài dựa vào năng lực của bản thân thì gặp được quý nhân cũng là một nhân tố rất quan trọng. Vậy thì, trong cuộc đời Tào Tháo, ông đã gặp được những quý nhân nào?
Tào Tháo khi còn trẻ là một công tử con nhà quyền quý nổi tiếng, đủ các thể loại nghịch ngợm, chưa việc nào là chưa làm qua. Có một lần, một gia đình ở thành Lạc Dương có hỷ sự, Tào Tháo liền lôi theo Viên Thiệu lẻn vào hậu viện nhà họ, đợi đến tối khi gần náo động phòng, Tào Tháo và Viên Thiệu hét lớn "có trộm" khiến mọi người náo loạn chạy ra ngoài, lúc này Tào Tháo và Viên Thiệu nhanh chóng xông vào phòng tân hôn uy hiếp tân nương, có người trông thấy, lập tức chạy đuổi theo. Viên Thiệu trong lúc chạy, quần áo bị mắc kẹt trên cây, Tào Tháo nhìn thấy tình thế như vậy liền chỉ vào Viên Thiệu nói với những người phía sau "trộm ở đây!", Viên Thiệu lúc đó lo lắng quá, xé luôn quần áo rồi chạy một mạch, nhờ vậy mà không bị bắt.
Ảnh minh họa: Internet
Khi đó, ai cũng cho rằng Tào Tháo là một "ma vương", sau này lớn lên nhất định sẽ trở thành một "bại gia chi tử", nhưng có một người sau khi nhìn thấy Tào Tháo lại đưa ra phán đoánkhác với mọi người, người đó là quý nhân đầu tiên của Tào Tháo, Kiều Huyền.
Kiều Huyền là một quan chức sống ở thời Đông Hán, tính cách ông thẳng thắn, cương trực, không ham quyền quý, thanh liêm, vì vậy khi đó rất được mọi người tôn trọng. Kiều Huyền sau lần đầu tiên gặp Tào Tháo đã nói với Tào Tháo rằng: "Thiện hạ loạn thế, phi thế sựchi tài bất năng tế dã, năng an chi giả, kì tại quân hô!". Câu nói này ý muốn nói "Thiên hạ thời loạn, không phải người tài sẽ không thể cứu vãn tình thế, theo ta, người (Tào Tháo) chính là người có thể an định thiên hạ".
Bất luận Kiều Huyền khi đó dựa vào đâu mà nói như vậy, thì sau này sự thật cũng đã chứng minh Kiều Huyền quả là người có mắt nhìn người. Còn đối với Tào Tháo mà nói, những lời nói đó của Kiều Huyền đã thêm một nét chấm rất quan trọng, khích lệ tinh thần của Tào Tháo. Sau đó, Tào Tháo đã từ bỏ cuộc sống buông thả trước đó, bắt đầu dụng tâm đi làm việc, 20 tuổi được cử làm Hiếu Liêm (tiêu chuẩn đề cử các sĩ quan), chính thức bước vào con đường quan lộ.
Năm 184 sau Công Nguyên, Kiều Huyền qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Rất nhiều năm sau, khi Tào Tháo đã thành công trong sự nghiệp, ông vẫn biết ơn sự khuyên răn, dạy bảo của Kiều Huyền năm đó, vì vậy đã viết bài văn tế "Tự cố thái úy Kiều Huyền văn" để tỏ lòng nhớ ơn.
Ảnh minh họa: Internet
Quý nhân thứ hai của Tào Tháo có tên là Vệ Từ. Mặc dù rất nhiều nhân vật trong Tam Quốc đều "nổi như cồn", nhưng những người nghe qua cái tên Vệ Từ lại rất ít.
Theo ghi chép trong "Tam Quốc chí", Tào Tháo sau khi chứng kiến những hành động ngang ngược trái đạo đức của Đổng Trác, quyết định không thể "mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường" với loại người này. Sau đó, Tào Tháo đã "tán gia tài, hợp nghãi binh", triệu tập năm nghìn binh mã, quyết tâm thảo phạt Đổng Trác. Tuy nhiên, trong quá trình chiêu binh mãi mã, có một nhân vật rất quan trọng, đó là Vệ Từ.
Từ Vệ là một danh sĩ ở Đại Lương (nay là Khai Phong), ở địa phương cũng được xem là "thế lớn nghiệp lớn". Từ Vệ cũng giống Tào Tháo, không chịu được những hành động của Đồng Trác. Tào Tháo sau khi tới Đại Lương đã tới thăm hỏi từ Vệ, hai người gặp nhau như cá gặp nước. Vì để ủng hộ sự nghiệp của Tào Tháo, Từ Vệ tán gia bại sản hỗ trợ Tào Tháo khởi binh, bản thân cũng gia nhập Tào quân, cùng thảo phạt Đổng Trác.
Nhưng không may, ở trận giao chiến đầu tiên giữa Tào Tháo và Đổng Trác, Tào Tháo thật bại thảm hại, quan sĩ chết hơn một nửa, trong đó có Từ Vệ. Tào Tháo sau này khi đã thành công cũng không quên ân nghĩa trợ giúp của Từ Vệ khi xưa, sắc phong con của Từ Vệ là Từ Trăn làm các chức quan như thượng thư, thị trung, sử bộ thượng thư…
Nhân vật Bào Tín trên màn ảnh
Quý nhân thứ 3 của Tào Tháo đó là một người tên Bào Tín. Trong lịch sử Tam Quốc, Bào Tín thuộc vào hàng những nhân vật không được để ý tới nhất. Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử, Bào Tín không chỉ giúp Tào Tháo kiếm được "thùng vàng đầu tiên" mà còn là ân nhân cứu mạng của Tào Tháo.
Năm 192, thích sử của Duyện Châu trong lúc giao chiến với quân Khăn Vàng đã hi sinh. Bào Tín đích thân đem theo một loạt Châu sử đến Đông quận mời Tào Tháo nhậm chức Duyện Châu mục (chức quan cao nhất của Duyện Châu, giống như quản lý). Cứ như vậy, Tào Tháo thông qua "bầu cử dân chủ" trở thành người có chức quyền cao nhất tại Duyện Châu.
Không lâu sau, Tào Tháo dẫn binh khai chiến với quân Khăn Vàng, vì khinh địch nên bị quân Khăn Vàng bao vậy, Bào Tín khi đó đã dùng mạng của mình cứu thoát Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng đau lòng, khóc lóc thảm thiết, sau đó dùng gỗ khắc hình tượng Bào Tín để tỏ lòng biết ơn.
Năm 212 sau Công Nguyên, Tào Tháo ghi công lao của Bào Tín, sắc phong cho con trai của Bào Tín là Bào Thiệu làm Đình hầu.
Chính nhờ sự giúp đỡ của 3 vị quý nhân Kiều Huyền, Vệ Từ, Bào Tín mà Tào Tháo đã thay đổi từ một công tử bột trở thành một thanh niên có chí hướng, cuối cùng trở thành một trong 3 bá chủ mạnh nhất thời kì Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới