Khám phá

Tào Tháo nói sinh con phải như Tôn Trọng Mưu, Lưu Bị khen Tôn Quyền bất phàm, đó là bởi họ chỉ biết về thời niên thiếu của Tôn Quyền

Trong 3 thế lực, Lưu Bị và Tào Tháo tầm tuổi nhau, trong khi Tôn Quyền chỉ là một cậu bé 18 tuổi khi tiếp quản Giang Đông, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố hạn chế khả năng của ông, năng lực của ông cũng nhận được khen ngợi từ chính Tào Tháo và Lưu Bị.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Nhân vật giúp Tào Tháo đánh bại Mã Siêu là ai? / Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ai là mưu sĩ được đánh giá quá cao so với thực tế?

Loạn thế Tam Quốc, chư hầu cát cứ, có thể sống sót trong cuộc cạnh tranh khốc liệt như vậy đồng thời hùng cứ được một phương đều là những người phi phàm. Tào Tháo mượn danh thiên tử thống lĩnh chư hầu, bình định Viên Thiệu, Viên Thuật, trở thành thế lực hùng mạnh nhất phương Bắc; Lưu Bị trên danh nghĩa của chính nghĩa và nhân nghĩa chiêu mộ nhân tài, xuất sắc chuyển mình trở thành chư hầu một phương; Tôn Quyền kế thừa đại nghiệp của cha và anh cùng Tào Tháo và Lưu Bị lập ra thế chân vạc, cũng được xem là nhân tài kiệt xuất thời loạn thế.

Trong 3 thế lực, Lưu Bị và Tào Tháo tầm tuổi nhau, trong khi Tôn Quyền chỉ là một cậu bé 18 tuổi khi tiếp quản Giang Đông, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố hạn chế khả năng của ông, năng lực của ông cũng nhận được khen ngợi từ chính Tào Tháo và Lưu Bị.

Tào Tháo nói sinh con phải như Tôn Trọng Mưu, Lưu Bị khen Tôn Quyền bất phàm, đó là bởi họ chỉ biết về thời niên thiếu của Tôn Quyền - Ảnh 1.

Nhân vật Tôn Quyền trên màn ảnh

Tôn Quyền là con thứ của Tôn Kiên vùng Giang Đông, ngay từ nhỏ đã tỏ ra rất thông minh, cho thấy năng lực hơn người của mình. Sau khi Tôn Kiên mất, Tôn Sách thống lĩnh tử đệ Giang Đông vượt sông Trường Giang, đánh bại Lưu Do, sau đó Tôn Quyền bắt đầu đi theo Tôn Sách.

Tôn Quyền đối xử với mọi người nhân ái, phán đoán sáng suốt, thích cung dưỡng hiền tài, vì vậy đã nổi tiếng ngang ngửa cha và anh của mình ngay từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Mỗi lần cùng Tôn Quyền bàn quyết sách hay việc quân, Tôn Sách đều rất kinh ngạc và hài lòng, mỗi khi có yến tiệc, Tôn Sách đều cười nói với Tôn Quyền "những người này sau này sẽ là thủ hạ của đệ."

Tôn Sách sau khi thu hồi được ba quận Đan Dương, Ngô, Cối Kê đã cho Tôn Quyền, khi đó mới chỉ 15 tuổi làm huyện trưởng Dương Di. Bản thân Tôn Sách trước khi lâm chung cũng nói với Tôn Quyền hi vọng Tôn Quyền có thể thay thế vị trí của mình bởi lẽ ông vô cùng tin tưởng vào tài năng của đệ đệ của mình, vậy là Tôn Quyền khi đó mới chỉ 18 tuổi đã bắt đầu nắm đại quyền Giang Đông.

Sau khi Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp của cha và anh, thế sự Giang Đông không ổn định, vì vậy nghe theo di ngôn của anh mình, "nội sự không quyết được hãy hỏi Trương Chiêu, ngoại sự không quyết được hãy hỏi Chu Du", trọng dụng những thần tử cũ của Đông Ngô. Trong trận Xích Bích, Tôn Quyền bổ nhiệm Chu Du làm đại đô đốc, đánh bại thế lực Tào Ngụy được xem là mạnh nhất lúc bấy giờ.

Tào Tháo tiến công Nhu Tu Khẩu, Lã Mông hiến kế sách, Tôn Quyền phòng thủ nghiêm ngặt khiến quân Tào bó tay không thể tấn công, bản thân Tào Tháo phải bất lực thốt lên rằng "sinh tử đương như Tôn Trọng Mưu", ý muốn nói Tôn Quyền quá tài giỏi, có thể thấy Tào Tháo công nhận Tôn Quyền đến như nào. Thực ra trước Tào Tháo, Lưu Bị cũng từng cảm thán rằng "Tôn xa kị trường đoản hạ, kì nan vi hạ, ngộ bất khả dĩ tái kiến chi", ý muốn nói Tôn Quyền không phải là một người tầm thường.

 

Tào Tháo nói sinh con phải như Tôn Trọng Mưu, Lưu Bị khen Tôn Quyền bất phàm, đó là bởi họ chỉ biết về thời niên thiếu của Tôn Quyền - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

18 tuổi đã thống lĩnh Giang Đông, hơn nữa còn có thể cùng Tào Tháo, Lưu Bị, 2 nhân vật nổi tiếng tam phân thiên hạ, năng lực của Tôn Quyền là điều không thể phủ nhận. Tôn Quyền khi còn trẻ quả thực là một kì tài hào kiệt, nhưng cuối đời ông lại rất hồ đồ, đối lập hoàn toàn với sự anh minh của mình khi còn trẻ.

Tôn Quyền sống tới năm 71 tuổi, cũng là người thọ nhất trong tam hùng Tam Quốc. Sau khi Tôn Quyền xưng đế đã lập trưởng tử Tôn Đăng lên làm thái tử, tuy nhiên Tôn Đăng lại qua đời sớm, vì vậy Tôn Quyền lập người con thứ 3 Tôn Hòa làm thái tử.

Thái tử Tôn Hòa ngay từ nhỏ đã tỏ ra rất thông minh lanh lợi, rất được Tôn Quyền yêu quý, Tôn Quyền thường đem theo Tôn Hòa bên cạnh mình, ban thưởng cũng ban cho Tôn Hòa hậu hĩnh hơn các hoàng tử khác.

Con trai thứ 4 của Tôn Quyền là Tôn Bá cũng là một người con trai mà Tôn Quyền yêu quý, ông được phong làm Lỗ Vương, tuy nhiên Tôn Bá đối với việc Tôn Hòa được phong làm thái tử cảm thấy rất không phục, vì vậy đã âm thầm cấu kết với các đại thần mưu đồ hại thái tử. Tôn Quyền biết chuyện đã ngăn cấm nhưng lại chẳng được tác dụng gì, triều thần chia thành hai phe, một bên của Tôn Bá, một bên của Tôn Hòa.

 

Đứng trước tình hình này, Tôn Quyền cuối cùng lựa chọn phế Tôn Hòa, giết Tôn Bá, lập người con thứ 7 là Tôn Lượng làm thái tử. Đến cuối đời lại thấy hối hận, muốn lập Tôn Hòa làm thái tử, nhưng bị con gái Tôn Lỗ Ban cản trở nên cuối cùng không thành công.

Sau khi Tôn Quyền mất, con trai Tôn Lượng khi đó mới chỉ 10 tuổi lên ngôi hoàng đế, làm được 6 năm thì bị phế, con trai Tôn Hòa là Tôn Hạo lên nối ngôi, 16 năm sau bị Tây Tấn tiêu diệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm