Khám phá

Tập tục đặt vàng bạc, châu báu vào miệng người chết của bí mật ít ai biết

Nghi lễ an táng của cổ nhân Trung Hoa xưa từng tồn tại một tập tục hết sức đặc biệt. Đó chính là tập tục đặt vàng bạc châu báu vào miệng người chết. Vậy liệu rằng những món vàng ngọc được đặt vào miệng người quá cố ẩn giấu những ý nghĩa đặc biệt gì.

Phát hiện về sự tiến hóa của loài người / Tìm thấy mộ nhà viết sử của hoàng gia Ai Cập

1. Sự thật ít biết về tập tục đặt "báu vật" vào miệng người quá cố

- Nguyên nhân thứ nhất: Bảo quản thi thể người chết

Cổ nhân cho rằng, việc ngậm trong miệng những vật quý như vàng, vàng hay ngọc có thể sẽ tránh cho thi thể của người chết bị mục nát, thối rữa. Cũng bởi vậy mà có người tin rằng, năm xưa khi bị mộ tặc Tôn Điện Anh bật nắp quan tài, thi thể của Từ Hi ở thời điểm đó vẫn sinh động như khi còn sống thực chất là nhờ vào tác dụng của viên dạ minh châu nghìn tỉ đặt trong miệng.

- Nguyên nhân thứ hai: Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp của người quá cố ở thế giới bên kia.

Ảnh minh họa.

Những thân nhân của người quá cố thường đem những vật trân quý này tuẫn táng với mong muốn cuộc sống của họ ở thế giới bên kia luôn được sung túc, phú quý. Có quan niệm còn cho rằng, những vật báu đặt trong miệng này có thể sẽ trở thành "lộ phí" giúp con đường đi tới hoàng tuyền của các linh hồn được suôn sẻ.

- Nguyên nhân thứ ba: Thỏa mãn tâm nguyện của người quá cố

Năm xưa, Càn Long Hoàng đế sau khi qua đời được đặt vào trong miệng một miếng ngọc bội tạc hình ve sầu. Có lý giải cho rằng miếng ngọc bội này là ẩn dụ cho hình ảnh ve sầu thoát xác, phá kén, thể hiện cho khát vọng được hồi sinh.

Tương tự như vậy, Từ Hi Thái hậu lúc sinh thời từng nổi tiếng là với sở thích sưu tầm châu báu, tiêu pha phung phí. Vì vậy, viên dạ minh châu ngàn tỷ đặt trong miệng cùng với vô số châu báu bên trong quan tài thực chất nhằm mục đích thỏa mãn cho lòng tham vinh hoa phú quý của vị Lão Phật gia này.

2. Sự thật ít biết về tập tục đặt "báu vật" vào miệng người quá cố

 

Vào thời cổ đại, tập tục đặt châu báu vào miệng người chết đã được ghi lại từ rất sớm và được biết tới với tên gọi là "khẩu hàm".

Những nguồn sử liệu đáng tin cậy như "Chu Lễ" hay "Thuyết văn giải tự" thời nhà Hán đều từng nhắc tới tập tục này.

Lý giải một cách trực quan, "khẩu hàm" nhằm chỉ hành động đặt những vật phẩm trân quý như vàng bạc hay châu báu vào miệng người chết vào thời điểm chuẩn bị đặt họ vào quan tài.

Về những món châu báu được dùng trong tập tục này, người xưa cũng không quá câu nệ. Nếu là các gia đình thường dân có điều kiện kinh tế không quá khá giả, họ có thể chỉ cần đặt vào đó tiền đồng là đủ.

Còn đối với những gia đình dư dả hơn, thân nhân của người quá cố thường sẽ dùng các miếng ngọc được tạo tác thành nhiều hình dạng khác nhau.

 

Căn cứ theo ghi chép của các nguồn sử liệu, những miếng ngọc dùng để đặt vào miệng người chết thường sẽ được tạc hình các loài động vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày như trâu, chó, lợn, dê…

3-1589882248831263414790

Vào thời nhà Hán, người xưa ngày càng chuộng ngọc được tạo tác thành hình ve sầu. Tới thời Đường – Tống, tập tục nói trên dần trở nên cầu kỳ và câu nệ hơn. Các loại vàng, bạc, ngọc phỉ thúy cũng ngày một được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Vào thời cổ đại, tầng lớp coi trọng tang lễ hơn cả vốn là hoàng tộc. Mà trong số các hoàng tộc thời phong kiến, tang lễ của Từ Hi Thái hậu vào thời nhà Thanh được biết tới là một trong những đại tang xa xỉ, tốn kém bậc nhất.

Cũng theo ghi chép của một số tài liệu khác, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hi sở hữu khối lượng xấp xỉ 157 gram, tương đương hơn 787 carat, giá trị lên tới 10,8 triệu lượng bạc (vào thời Dân quốc) và 810 nhân dân tệ hiện nay (ước tính hơn 2.855 tỷ Việt Nam đồng).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm