Tây Du Ký 1986 hé lộ những chuyện kỳ lạ đến khó tin
Hóa ra đây là cuộc đối đầu trực tiếp giúp phân định Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý ai giỏi hơn ai / Những bức ảnh động vật hoang dã ấn tượng trên thế giới
Có thể nói, chưa có bộ phim Tây Du Ký nào vượt qua được phiên bản năm 1986 của nữ đạo diễn Dương Khiết cho đến thời điểm hiện tại. Dù vẫn được phát sóng lại đều đặn vào các hằng năm nhưng có sự trùng hợp kì lạ của bộ phim đình đám mà chỉ các diễn viên trong đoàn mới biết.
Bộ phim Tây Du Ký 1986 đến nay vẫn được khán giả yêu thích và xem không chán.
Dù rất ít khi xuất hiện nhưng vai Phật Tổ do Chu Long Quảng cũng khiến khán giả quan tâm, chú ý. Ông kể, khi được đoàn phim Tây Du Ký mời đóng phim nhưng ông nghĩ hoài không ra mình sẽ đóng vai gì. Tuy nhiên có điều chắc chắn là nếu vai yêu tinh nhất định ông sẽ không đóng.
Thời điểm đó, Chu Long Quảng đã là một diễn viên nổi tiếng khá kén vai, bởi vậy để mời ông tham gia phim không phải là chuyện dễ dàng. Thế nhưng khi vào vai Phật Tổ Như Lai ông như một con người khác, danh vọng trước mắt không còn quan trọng đến sau này vẫn như thế mà không hiểu tại sao.
Sau khi đóng Tây Du Ký 1986, vì quá giống Phật tổ Như Lai, nam diễn viên gạo cội Chu Long Quảng được bái lạy thật.
Theo đó, nam diễn viên có thói quen mỗi lần hóa trang xong ông thường tìm một chỗ vắng để tịnh tâm và học kịch bản. Một lần đang cảnh quay ở chùa và nhắm mắt đọc kịch bản thì ông nghe tiếng tụng kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” và trước mặt nhiều người đang bái lậy mình. Ông vội xua tay bảo mình chỉ là diễn viên nhưng họ vẫn thành kính cúi lậy và dâng lên cho ông.
Họ nói mặc dù biết đoàn phim đang quay ở đây nhưng khi nhìn thấy ông như đang được gặp Như Lai Phật Tổ. Sau khi họ về, vị nghệ sĩ già 78 tuồi mang trái cây, hoa đặt lên bàn Như Lai trong Chùa vì tôi không được phép ăn hối lộ.
Cũng giống như Chu Long Quảng, Tả Đại Phân cũng được nhiều khán giả vái lạy khi vào vai Quan Âm Bồ Tát khiến bà phải đính chính rằng mình chỉ là giả.
Không chỉ vậy, ekip làm phim còn kể lại những câu chuyện mà đến nay vẫn không ai có thể lý giải được. Đó là có nhiều lần trời mây đen, mưa to gió lớn nhưng khi bà hóa trang và bước ra ngoài thì trời quang mây tạnh. Đáng nhớ nhất là cảnh quay trên Nga Mi Sơn, hôm ấy trời mưa lâm râm kéo dài từ sáng đến chiều.
Quan Âm Bồ Tát cứ vào vai trên phim là mưa dứt.
Lúc đó bà và Đường Tăng ngồi đọc kịch bản thì có nhiều người nói “Quan Âm hết linh rồi, trời mưa kéo dài vẫn không ngớt”. Thế nhưng khi nữ đạo diễn báo đến cảnh quay của Quan Âm Bồ Tát thì mưa nhẹ hạt dần và ngưng hẳn, mặt trời ló dạng và nắng rực rỡ.
Một lần khác đến thành đô thực hiện một cảnh quay trong tập "Nhân Sâm Quả", lúc đó trời ở đây mưa liên miên nên mọi người lo lắng sẽ hủy công việc. Tuy nhiên khi Tả Đại Phân xuất hiện tại cảnh quay với Quan Âm Bồ Tát thì mưa gió không còn. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau cảnh quay của Bồ Tát mưa lại trút xuống ào áo khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'