Tây Sơn hạ đạo - khởi nguồn đấu tranh và dấu ấn không phai về Tây Sơn tam kiệt
Cuộc tiễu phỉ ở Đồng Văn và góc nhìn khác về Vua Mèo Vương Chí Sình / Ly kỳ chuyện tìm long mạch của vua Gia Long
Sông Côn, thời ba anh em Tây Sơn sinh sống có bền Trường Trầu - là nơi tiếp nhận trầu cau từ Tây Sơn thượng đạo chuyển về Tây Sơn hạ đạo. Nguyễn Nhạc thủa đó nối nghiệp cha làm nghề buôn bán trầu cau nên nhân dân thường gọi là anh hai trầu.
Ông Trần Trung Thông - Chuyên viên nghiên cứu lịch sử, bảo tàng Quang Trung cho biết: "Trước bảo tàng là bến Trường Trầu của Nguyễn Nhạc, nơi ông buôn bán dọc sông Côn từ thượng nguồn xuống hạ nguồn và ngược lại. Di tích bến Trường Trầu gắn liền với cuộc đời Nguyễn Nhạc trước khi ông dựng cờ khởi nghĩa".
Tây Sơn hạ đạo
Bến Trường Trầu là địa danh thuộc khu vực Tây Sơn hạ đạo, nơi gắn bó với tuổi thơ của anh em nhà Tây Sơn trước khi phất cờ khởi nghĩa. Bảo tàng Quang Trung ngày nay được xác định là khu vực trung tâm của Tây Sơn hạ đạo trước đây.
Ông Trần Trung Thông cũng chia sẻ: Cha của Quang Trung chuyển cả gia đình từ khu vực Tây Sơn thượng đạo về đây sinh sống. Để thuận tiện cho việc buôn bán, ông đã cho xây dựng nhà mình ở ngay sát khu vực này. Đó cũng là nơi ba anh em nhà Tây Sơn được sinh ra và lớn lên. Sau này, điện thờ được xây dựng lại ở ngay trên khu vực nhà cũ ngày xưa.
Trong đó, có cây me Tây Sơn - đó chính là nơi Nguyễn Nhạc trước đây bàn việc nước với các nghĩa sĩ và cũng là nơi nhân dân bí mật thờ ba anh em Tây Sơn sau khi điện thờ bị đốt cháy.
Bên phải điện Tây Sơn là giếng nước, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hẳn lên để làm giếng chung cho cả làng.
Điện thờ Tây Sơn tam kiệt được xây dựng trên nền ngôi nhà hồi sinh thời của ba anh em. Điện có ba gian, chính giữa thờ Quang Trung hoàng đế, trái thờ Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc, bên phải thờ Đông Định Vương Nguyễn Lữ, tả hữu điện thờ là các quan văn võ nhà Tây Sơn.
Sau khi nhà Tây Sơn thất bại, tất cả những gì thuộc về triều đại này đều bị phá hủy hết, bao gồm cả khu vực đền thờ này. Nhưng với tấm lòng của người dân ở đây, họ đã góp công góp của xây dựng lại một ngôi đình và để che mắt nhà Nguyễn, nơi đây được gọi là đình Chương Mỹ rồi xin sắc phong của triều định. Sau khi thành công hết thì họ lại bí mật thờ ba anh em Tây Sơn.
Di tích Gò Lăng ở thôn Phú Lạc, huyện Bình Thành, Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay được xác định là quê hương của các thủ lĩnh Tây Sơn. Trước đây, theo người địa phương thì miếu Sơn Quân hình thức là thờ Sơn thần, nhưng thực tế là thờ ông bà Hồ Phi Phúc - thân sinh ba anh em Tây Sơn.
Nền của công trình này trước đây thực chất cũng là nền của nhà, vườn của ông bà Hồ Phi Phúc trước khi chuyển xuống khu vực Tây Sơn hạ đạo. Tương truyền, vùng Ấn Sơn, nằm trong dãy núi Hoành Sơn cũng là nơi trời đất đã ban kiếm lệnh và ấn triện cho ba anh em Tây Sơn trước khi khởi binh dựng nghiệp.
Võ thuật và trống trận Tây Sơn là hai di sản phi vật thể được truyền lại từ khởi nghĩa Tây Sơn năm xưa. Trong đó, ba anh em Tây Sơn là những người có đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện, cải cách các võ phái Bình Định, nâng cao các bài quyền, binh khí để truyền cho nghĩa quân.
Nguyễn Huệ là người đã đưa nhạc trống vào để khích lệ tinh thần chiến đấu ba quân. Truyền lại ngày nay người ta gọi là trống trận Quang Trung. Triều đại Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng có công rất lớn đối với dân tộc ta. Đầu tiên là đánh dấu chấm hết cho hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, thứ hai là xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước (sông Ranh) trên 200 năm.
Và cũng đã hơn 200 năm trôi qua kể từ triều đại Tây Sơn sụp đổ nhưng trên quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của cuộc khởi nghĩa với sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo