Tê giác luôn né được kẻ thù nhờ loài chim nhỏ lợi hại này
Hà mã nhận ‘cái kết đắng’ vì dám cả gan ‘cà khịa’ tê giác / Linh cẩu hợp sức săn tê giác: 'Làm liều ăn nhiều'
Chim oxpecker luôn cảnh báo tê giác mỗi khi có kẻ săn mồi rình rập xung quanh. |
Mối quan hệ cộng sinh trong tự nhiên khá phổ biến và vô cùng thú vị. Ví dụ như cá hề và hải quỳ biển có mối quan hệ cộng sinh, thường xuyên đem lại lợi ích cho nhau.
Hải quỳ biển bảo vệ cá hề khỏi kẻ thù cũng như cung cấp thức ăn từ những phần dư thừa sau bữa ăn của nó. Đổi lại, cá hề bảo vệ hải quỳ khỏi những kẻ thù khác như ký sinh trùng. Mối quan hệ đặc biệt này khiến cá hề thậm chí còn được gọi là cá hải quỳ.
Trong mối quan hệ cộng sinh, cả hai loài cung cấp dịch vụ lợi ích cho nhau để đổi lấy những thứ có giá trị hơn.
Tê giác tốt số có đồng bọn giúp cảnh báo khi có kẻ thù tấn công |
Một mối quan hệ cộng sinh mang tính biểu tượng trong giới tự nhiên giữa loài sinh vật to lớn hung dữ và loài chim nhỏ bé bay trên trời. Đó là quan hệ giữa chim oxpecker và tê giác khổng lồ.
Chúng ta thường biết rằng chim oxpecker nhỏ bé có cái mỏ đỏ nổi bật, thường đậu trên các loài động vật có vú lớn như ngựa vằn, hà mã, hươu cao cổ để bắt ký sinh trùng bám vào chúng.
Tuy nhiên đặc điểm cảnh báo nguy cấp cho vật chủ của chim oxpecker chưa hẳn nhiều người biết đến.
Với tê giác, chim oxpecker vô cùng hữu ích khi cung cấp cho nó hệ thống cảnh báo sớm cứu cánh khỏi những kẻ săn mồi nguy hiểm luôn rình rập.
Tê giác là loài sinh vật có kích thước lớn. Chúng có khứu giác và thính giác rất tốt nhưng thị lực kém. Khuyết điểm này gây hạn chế cho tê giác trong việc phát hiện kẻ thù. Tê giác chỉ có thể tránh được những con thú rất lớn ở xa hoặc vật nhỏ ở cự ly rất gần.
Theo tiếng Swahili, chim oxpecker có tên là Askari wa kifaru, mang nghĩa là 'người bảo vệ của tê giác'.
Tiến sĩ Roan Plotz, người làm nghiên cứu về loài tê giác đen, bảo tồn chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng cho biết hầu hết những con tê giác mà ông có thể tiếp cần gần quan sát trực tiếp sẽ không có chim oxpecker trên lưng.
Thông thường, con chim có tầm nhìn tốt sẽ cảnh báo bằng tiếng kêu lớn cho tê giác biết khi có nguy hiểm cận kề.
Trên thế giới, số lượng tê giác đen đã giảm khoảng 10 lần kể từ thập niên 1970. Chúng được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp. Một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng loài là do nạn săn bắt. những kẻ săn trộm thường xuyên nhòm ngó loài tê giác đen ở tuổi trưởng thành nặng khoảng một tấn rưỡi.
Do vậy, tiến sĩ Roan Plotz đã đưa ra gợi ý đưa thêm nhiều chim oxpecker vào những khu vực có mức độ săn trộm tê giác cao trong nỗ lực bảo tồn loài sinh vật này.
Một phân tích toán học mà các nhà khoa học đã thực hiện cho thấy nếu chim oxpeckers xuất hiện cùng tê giác sẽ giúp tỉ lệ phát hiện ra con vật khổng lồ giảm chỉ còn khoảng 40-50%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ