Tên thật của Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là gì?
Không phải Phổ Nghi, đây mới là người được Từ Hi chọn kế vị Quang Tự: Lên ngôi 3 ngày rồi chìm vào quên lãng / Phóng to 10 lần bức họa cổ hơn 350 tuổi, dân mạng ngỡ ngàng phát hiện món đồ đẳng cấp từ 'thế giới tương lai'
Võ Tắc Thiên được biết tới là nữ hoàng đế đầu tiên đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Võ Tắc Thiên thường được gọi là Võ hậu hay Thiên hậu, ban đầu là một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên lên nắm quyền, trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường một thời gian. Dù nổi danh nhưng ít ai biết tên thật của Võ Tắc Thiên.
Theo Chinatimes, trong xã hội phong kiến cổ đại, phụ nữ có địa vị rất thấp, không được coi trọng. Ngay cả ở thời Đường, một triều đại tương đối cởi mở với phụ nữ nhưng những quy tắc từ thời xa xưa để lại đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Phụ nữ không được coi trọng nên tên gọi của họ cũng không được nhiều người chú trọng. Nổi danh như Võ Tắc Thiên nhưng tên thật của bà chưa từng được hé lộ. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và biết được tên thật của bà.
Vu Canh Triết - Giáo sư Lịch sử văn hóa tại Đại học Sư phạm Thiểm Tây Trung Quốc cho biết, địa vị của phụ nữ thời Đường cao hơn các triều đại khác. Tuy nhiên, tên gọi của phụ nữ ít được coi trọng. Đối với dân nghèo, phụ nữ thậm chí chỉ được gọi theo họ chồng hay thậm chí chỉ là một cái tên cho có. Nổi danh như Võ Tắc Thiên nhưng không ai biết tên thật của bà. Thậm chí, tên thật của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc cũng không được ghi trong sử sách.
Theo Baidu, sau khi xưng đế, tên thật của Võ Tắc Thiên đã được đổi thành "Võ Chiếu". Do đó, nhiều người nhầm tưởng đây là tên thật của bà.
Một cái tên khác mà Võ Tắc Thiên cũng thường dùng và ngày nay nhiều người quen gọi là Võ Mị Nương. Tuy nhiên, giáo sư Vu cho biết, đây cũng không phải tên thật của bà. Võ Mị Nương là tên gọi được Đường Thái Tông Lý Thế Dân đặt cho bà sau khi nhập cung. Vì quá si mê nhan sắc của Võ Mị Nương, Hoàng đế Thái Tông của nhà Đường đã đặt cho bà tên gọi này. Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, Đường Trung Tông Lý Hiển truy tôn bà là "Tắc Thiên Đại Thánh đế".
Trong sách Cựu Đường thư cũng không ghi chép về tên thật của Võ Tắc Thiên mà chỉ ghi "Võ thị". Họ Võ của Võ Tắc Thiên có nguồn gốc từ vùng Văn Thủy, Tinh Châu (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc). Cha bà là Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Ông nội là Võ Hoa, từng nhậm chức Quận thừa ở Lạc Dương giàu có.
Từ xa xưa, ếu tên của dân thường hoặc quan đại thần trùng với tên của hoàng đế thì phải đổi tên để tránh điều cấm kỵ. Ngay cả các tên địa danh cũng phải đổi tên hoặc gọi chệch đi. Điều đáng chú ý là sau khi lên ngôi, Võ Tắc Thiên đã đổi tên một số địa danh như huyện Hoa Dung chỉ còn một chữ Dung.Núi Hoa Sơn đổi tên thành Chưởng Sơn. Vì lý do này, nhiều người cho rằng tên thật của Võ Tắc Thiên là Võ Hoa. Tuy nhiên, sau khi truy lại nguồn gốc thì Võ Hoa là tên của ông nội bà chứ không phải tên thật của bà.
Trong đó, quan điểm của giáo sư lịch sử Lôi Gia Kí được cho là chính xác nhất. Trong nghiên cứu của ông, việc quan lại phải đổi tên để tránh trùng tên với Võ Tắc Thiên là có thật. Vào thời điểm đó, một viên quan giữ chức Trung thư thị lang tên Tôn Sở Ước. Theo ghi chép trong lịch sử, người này về sau đã đổi tên thành Mậu Đạo.
Một viên quan đại thần khác là Hác Sở Quân cùng thời với Tôn Sở Ước lại không hề đổi tên. Từ nghiên cứu này, giáo sư Lôi cho rằng,
Tôn phải đổi tên để tránh từ "Ước". Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, tên thật của Võ Tắc Thiên có thể là "Võ Ước" hoặc là một cái tên kép có chứa chữ "Ước".
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ