Tết Nguyên Đán xưa của Vua quan cung đình Huế diễn ra như thế nào?
Nguốn gốc Tết Đoan ngọ: Trái với sự nhộn nhịp ngày nay, 5/5 âm lịch từng là ngày “ác quỷ” / Loại quả xưa chín rụng vứt đi, nay là đặc sản hơn nửa triệu đồng mỗi kg, dịp Tết được "săn lùng" ráo riết
Cung đình Huế là kinh đô cổ còn được được lưu giữ gần như toàn vẹn cho tới thời điểm hiện tại của Việt Nam. Nơi đây là triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta và của triều Nguyễn, cũng là triều đình hoàn thiện nhất lịch sử được nước ta chọn làm nơi ngự trị.
Các tiết lễ, nghi thức tại đây cũng được coi là chuẩn mực lễ nghi của thời kỳ phong kiến VIệt Nam. Trong đó nghi thức mừng lễ Tết Nguyên Đán cũng được quan tâm và chú trọng.
Tết Nguyên Đán - một trong những dịp lễ Tết quan trọng nhất năm luôn được tổ chức linh đình. Không tính riêng những ngày lễ mà cả tháng đó, người hầu trong cũng đã phải lo chuẩn bị đồ cúng lễ, cờ hoa khắp nơi trong cung đình.
Các nghi thức lễ tết bắt đầu từ tháng Chạp với lễ Ban Sóc, lễ Nghi xuân, lễ Phát thức, lễ Cáp hưởng, lễ Thướng tiêu và rất nhiều các loại lễ khác. Tuy nhiên ngày quan trọng nhất trong dịp lễ tết Nguyên Đán chắc chắn vẫn là ngày mùng 1, ngày đầu năm mới. Vào ngày mùng 1 Tết là lễ thượng triều của vua và cũng là lễ nghi quan trọng nhất. Hôm đó, trống ở điện Thái Hòa sẽ được đánh từ canh năm (khoảng 3-5 giờ sáng).
Lá cờ vàng hình rồng của đại lễ sẽ được kéo lên Kỳ Đài, xung quanh đó là vô số cờ khánh, hỷ nhiều màu sắc được trang trí rợp sân Đại Triều, Ngọ Môn, Kỳ Đài. Được giờ tốt, hoàng đế sẽ ở điện Càn Thành mặc hoàng bào, đội mỹ cửu long, cầm hốt Trấn Khuê lên kiệu đi vào điện Thái Hòa, tiến hành mừng lễ đầu năm mới. Từ Ngọ môn, chiêng trống và nhạc nổi lên chào đón vua.
Các quan sẽ ở phía dưới, lạy đủ 5 lạy và cùng dâng những tờ hạ biểu - lời chúc phúc, đồng thanh hô "Chúng thần cầu chúa thượng vạn tuế, vạn tuế". Thượng thư sau đó sẽ đọc chỉ dụ năm mới của vua, ban yến tiệc, sau khi dự xong mọi người sẽ trở về nhà.
Về các món yến tiệc cũng sẽ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và sang trọng hơn ngày thường. Yến tiệc trong triều đình Nguyễn hết sức phong phú và đa dạng. Thư tịch cổ Hội điển ghi chép nhiều loại món ăn gồm thủy sản (vi cá, bào ngư...), cầm thú (hươu, dê, lợn, gà…), cơm, xôi, chè, bánh mứt... hay những món cao cấp như nem công, hải sâm, yến sào.
Nhà vua sẽ không dự yến tiệc cùng hoàng thân mà ăn một mình, sau này đến thời vua Bảo Đại, vua sẽ ăn cùng vợ con.Sau 3 ngày lễ tết, triều đình sẽ tổ chức lễ tịch điền, vua sẽ xuống ruộng cày 3 đường mở đầu cho một mùa vụ mới. Ngoài các lễ nghi ra cũng có những lễ rước thần nông, lễ vua, hoàng hậu du xuân.
Qua đó có thể thấy lễ tết của hoàng cung Huế không quá nặng nề về hưởng thụ vật chất hay ăn chơi mà chú trọng vào các lễ nghi và các hoạt động nghi thức. Chính vì tính lễ giáo này vẫn còn được lưu giữ qua các đời mà Huế ngày nay vẫn còn giữ được nhiều tục lệ, lễ nghi xa xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?