Thác Bản Giốc có mấy tầng?
Quân sư xuất sắc nhất Trung Quốc: Gia Cát Lượng còn phải ngả mũ thán phục, 72 tuổi mới xây sự nghiệp / Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi, cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Thác Bản Giốc rộng khoảng 300 m, cao 35 m, gồm có thác phụ và thác chính. Theo Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 1999), phần thác phụ hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Việt Nam, phần thác chính chia đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác chính có độ cao 70 m, độ sâu 60 m rộng 300 m chia thành ba tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng nguyên sinh, mặt sông này hai bên Việt Nam và Trung Quốc cùng sử dụng chung.
Công viên địa chất non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2 (chiếm gần một nửa diện tích của tỉnh Cao Bằng), gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của ba huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Công viên địa chất là nơi minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này. Ngày 12/4/2018, UNESCO công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.
Thác Tác Tình hay thác Tình thuộc địa phận thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu mang vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết như người con gái Tây Bắc. Câu trả lời đúng là đáp án A: Thác Tác Tình hay thác Tình thuộc địa phận thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu mang vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết như người con gái Tây Bắc. Thắc Tác Tình bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ rồi đổ thẳng từ độ cao 130 m xuống hồ nước rộng 100 m2 dưới chân, nước tại hồ tiếp tục tràn ra và tạo thành dòng suối nhỏ, nước trong vắt chảy vào thung lũng nhỏ xanh tươi, cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao. Đến với thác Tác Tình du khách như lạc một thời đại đã qua với vẻ đẹp của bức tranh sơn thuỷ giữa núi rừng đại ngàn.
Đến với các điểm du lịch hấp dẫn ở Mộc Châu, du khách không chỉ có dịp chiêm ngưỡng những thung lũng dài bất tận, đồi chè xanh mướt hay đỉnh núi phủ đầy mây trắng mà còn tan chảy trước vẻ đẹp hoang sơ của thác Dải Yếm nơi đây. Bắt nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Ta Cháu, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, thác có độ cao hơn 100m được chia tách thành hai nhánh rõ rệt cách nhau khoảng 200m. Thác phía trên rộng khoảng 4.000 m2 với 9 tầng tượng trưng cho 9 bậc tình yêu, thác phía dưới diện tích nhỏ tầm 300m2 gồm 3 tầng thi nhau chảy xiết trông tựa như dải yếm đào mềm mại uốn lượn quanh vách núi hùng vĩ. Vẻ đẹp kì ảo và như thơ như hoạ của ngọn thác này thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, check in, chụp ảnh và dã ngoại. Ngoài ra, khi đến thăm thác Dải Yếm bạn còn có cơ hội tham gia vào một số hoạt động hấp dẫn khác như đi trên cầu kính tình yêu Mộc Châu, chèo thuyền kayak, đạp xe trên nước, thử cảm giác mạo hiểm với trò chơi zipline hay mua sắm tại các gian hàng dân tộc.
Nằm ở buôn Kuôp, cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về phía Nam, Thác Dray Nur là một trong ba thác nước trên sông Sêrêpôk. Với chiều dài 250 m, chiều cao 30 m thác Dray Nur là một trong những ngọn thác “có đôi có cặp” hiếm có ở Việt Nam, và đi cùng với nó là những thiên tình sử núi rừng đã được truyền qua bao thế hệ. Dòng nước từ trên cao nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tung bọt trắng xoá cả một vùng. Kề bên chân thác là những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi xoè tán lá rợp mát giữa một vùng khói nước lan toả. Những ánh mặt trời chiếu rọi vào màn sương hơi nước còn tạo nên cầu vòng đa sắc làm cho quan cảnh thác Dray Nur trở nên lung linh, huyền ảo. Chưa dừng lại ở đó, du khách còn có cơ hội khám phá những hang động huyền bí có diện tích 3.000 m2 phía sau ngọn thác. Đứng từ bên trong hang động nhìn ra những bức tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng mờ ảo soi chiếu trên những tảng đá với hình thù kỳ dị sẽ đem lại cho du khách những cảm giác khó quên.
Thác K50 nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’Bang cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 150 km. Thác thuộc thượng nguồn sông Côn, chảy từ Gia Lai xuống Bình Định, có tên là K50 vì độ cao hơn 50 m của thác. Để đến được chân thác, du khách sẽ phải băng qua một cánh rừng nên bạn cần trang bị thêm quần áo dài tay, tất cao cổ và gậy dò đường để tránh côn trùng, rắn rết. Đến với nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá ngọn thác cao như một toà cao tốc, dòng nước đổ ầm ầm xuống phía dưới, hơi nước lững lờ bay trong không khí. Đứng trước không gian hùng vĩ này bạn sẽ thấy mình trở nên nhỏ bé và được về với thiên nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh, cách trung tâm thành phố hơn 80 km. Thác Bản Giốc là một địa danh có tính biểu tượng của tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Con thác này cũng là đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc nên nơi đây cũng gắn với nhiều truyền thuyết thú vị và lưu giữ được nhiều lễ hội, nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Thác Bản Giốc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng quốc gia năm 1998; được coi là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới, trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia, sau thác Iguazu giữa Brazil và Argentina, sau thác Iguazu giữa Brazil và Argentina, thác Victoria giữa Zambia và Zimbabwe, thác Niagara giữa Mỹ và Canada.