Thái giám giả chiếu chỉ đưa kẻ ngốc lên ngôi để thao túng: Không ngờ gặp người cao tay hơn
Vị phi tần được Càn Long ban thưởng hai quả dưa chuột khiến cả hậu cung ghen tị: Vì sao? / Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng "không rời nửa bước"
Có thể nói, thái giám là nhóm người đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều triều đại phong kiến. Trong hậu cung, thái giám chính là người tiếp xúc và ở bên hoàng thượng nhiều nhất. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, những thái giám có được sự tin tưởng của hoàng đế còn có thể đóng góp ý kiến vào việc triều chính. Tuy nhiên, trong lịch sử thời phong kiến của Trung Quốc, nhiều thái giám biết cách tận dụng sự khôn khéo của mình để thâu tóm quyền lực, khiến triều đình và xã hội rơi vào cảnh hỗn loạn.
Cuốn "Tư Trị Thông Giám" từng ghi nhận gần 100 trăm năm cuối thời Đông Hán, vương triều chứng kiến nhiều sự kiện mang tính chất quyết định tới "sự sống còn" của triều đại.
Khi đó, lực lượng ngoại thích lớn mạnh, nhà vua buộc phải tin dùng lực lượng hoạn quan bởi cho rằng họ mới là nhóm người thân tín của mình khiến cho mọi thứ trở nên mất kiểm soát. Cuối cùng nhà Đông Hán bị diệt vong.
Nhiều thái giám biết tận dụng sự khôn khéo của mình để thâu tóm quyền lực trong triều đình. (Ảnh: Baidu)
Hay làm sao có thể không nhắc tới đại hoạn quan Ngụy Trung Hiền, kẻ đã khiến triều Minh suy tàn nghiêm trọng dẫn tới diệt vong. Ngụy Trung Hiền tuy là kẻ mù chữ nhưng dựa vào lời nói nịnh nọt có được sự yêu thương của Khách thị (vú nuôi của nhà vua). Dưới sự nâng đỡ của Khách thị, Ngụy Trung Hiền có quyền hành ngang ngửa với Tể tướng (dù nhà Minh đã bãi bỏ chức vụ này).
Sau này, Ngụy Trung Hiền được vua cho điều hành Đông xưởng, thế lực càng mạnh, nội các triều đình đều thành tay chân của ông ta, họ tranh nhau gọi ông ta là ông nội, là cha. Thậm chí, Ngụy Trung Hiền còn tự xưng là Cửu bách tuế. Con dân nhà Minh thời bấy giờ còn dấy lên phong trào trung thành với Cửu bách tuế, trong mắt họ từ lâu đã không có nhà vua.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vào thời Đường, có một thái giám dám "nhúng" tay vào việc chọn người kế vị ngai vàng. Kẻ này đã lợi dụng thân phận của mình trong cung để làm giả chiếu chỉ của nhà vua mà đưa người mình chọn lên ngôi. Thái giám này là ai mà to gan tới vậy?
Sập bẫy do chính mình giăngĐó chính là thái giám Mã Nguyên Chí. Vào cuối năm 845, Đường Vũ Tông mắc bệnh nặng và sau đó không thể nói được nữa, Mã Nguyên Chí muốn nhân cơ hội này thao túng triều đình. Mã Nguyên Chí đã hợp tác cùng tể tướng Lý Đức Dụ để chọn ra một vị hoàng đế bù nhìn. Người mà ông ta nhắm tới là Quang Vương Lý Di (tức vua Đường Tuyên Tông sau này). Lý Di là chú của Đường Văn Tông và Đường Vũ Tông.
Lý Di là hoàng tử thứ 13 của Đường Hiến Tông Lý Thuần. Từ những năm thiếu thời, Lý Di vì mắc bệnh hiểm nghèo mà thường tỏ ra nhút nhát, ít nói nên bị mọi người xem như kẻ trí não kém phát triển. Năm Trường Khánh nguyên niên thời hoàng huynh Đường Mục Tông Lý Hằng, có chiếu phong vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, Lý Di được phong tước vị Quang vương.
Thái giám tưởng đưa được kẻ không biết gì lên làm vua bù nhìn ai ngờ chính mình bị mắc lừa. (Ảnh: Baidu)
Khi trưởng thành, Quang vương luôn né tránh chuyện chính sự của triều đình. Ông thường trốn trong nơi ở của mình, không tham gia bất cứ việc gì nên càng bị người trong cung xem thường. Mã Nguyên Chí và Lý Đức Dụ đều cho rằng Quang vương là kẻ không biết gì nên quyết định chọn ông làm tân đế. Mã Nguyên Chí đã làm giả chiếu chỉ của Đường Vũ Tông công nhận Quang vương là người có đức, lập ông làm Hoàng thái thúc và cho đảm đương việc triều chính. Ngày Lý Di lên ngôi, dân chúng và các quan đại thần đều cảm thán vì cho rằng nhà Đường đã rơi vào tay 1 kẻ ngu dốt.
Sau khi dựng Lý Di lên làm vua, Mã Nguyên Chí và Lý Đức Dụ rất vui, họ còn tổ chức tiệc mừng nhân sự kiện này và chuẩn bị sẵn kế hoạch cho tương lai của mình. Hoàng thái thúc Lý Di được đón vào cung và đổi tên thành Lý Thầm. Tuy nhiên, trái với mong đợi của nhóm người Mã Nguyên Chí và Lý Đức Dụ, khi bách quan tới tiếp kiến, Hoàng thái thúc lập tức trở thành con người khác. Ông tỏ ra thông minh hơn người, quyết đoán chính sự nhanh gọn khiến người người kính nể. Sau đó, ông tự xưng là Đường Tuyên Tông.
Dưới thời Đường Tuyên Tông, triều đình Đại Đường có được một đoạn hưng thịnh ngắn ngủi cuối thời Đường được gọi là Đại Trung tạm trị. Trong sử sách, Đường Tuyên Tông được ghi nhận là một vị hoàng đế có lòng trung hưng, được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Ông còn được gọi là Tiểu Thái Tông.
Về phần của thái giám Mã Nguyên Chí và tể tướng Lý Đức Dụ, sau khi Lý Di chính thức lên ngôi, việc đầu tiên ông làm là hạ lệnh điều tra 2 người này. Mã Nguyên Chí bị bắt giam và xử tử, Lý Đức Dụ bị bãi bỏ chức tể tướng. Trước sự ngạc nhiên của hai người, Lý Di đã "gỡ bỏ mặt nạ" giả ngu trong suốt 37 năm của mình và khiến họ "sập bẫy" của chính mình một cách đau đớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính