Thái giám thời xưa đi vệ sinh như thế nào? Người bình thường khó có thể tưởng tượng, đây là nỗi đau đi cùng họ suốt cuộc đời
Thái giám trong cung luôn kè kè cây phất trần, hóa ra không phải chỉ để 'trưng' / Bí mật mà thái giám, cung nữ Trung Hoa không dám nói: Sự xa xỉ trong mỗi bữa ăn hoàng gia và cơ hội kinh doanh ẩn sau các món ăn thừa
Trong lịch sử phương Đông, thái giám luôn là những người đặc biệt trong cung điện bởi họ phục vụ trực tiếp cho các vị vua, phi thần nhưng lại là tầng lớp thấp kém nhất trong cung. Thái giám trước khi tiến cung phải tịnh thân. Đây là quá trình vô cùng đau đớn, thậm chí có thể gây chết người.
Thái giám đi vệ sinh như thế nào sau khi bị tịnh thân? (Ảnh minh họa)Sau khi xong các thủ tục cần thiết, thái y sẽ dùng bột hồ tiêu và dầu sáp đổ lên vết thương để cầm máu, giảm đau. Sau đó nhét luồn thân cây lúa mạch dạng ống nhỏ vào đường niệu đạo, để nước tiểu có thể chảy ra ngoài thông qua đường ống này, tránh vi khuẩn ở nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương, không để vi khuẩn xâm nhập. Trong vài tháng đầu, họ thường giữ ống nhỏ này trong người để đi vệ sinh.
Vậy họ đi vệ sinh như thế nào sau khi tịnh thân?
Đây hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Họ có thể đứng hoặc ngồi xổm như người bình thường. Tuy nhiên, vấn đề là bộ phận sinh dục của thía giám vốn đã bị tổn thương trong quá trình tịnh thân, khiến phản ứng sinh lý không thể kiểm soát được. Trong vài tháng đầu, khi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể, bản thân người thái giám đó cũng không biết được. Đến khi ngửi thấy mùi hôi từ phần dưới cơ thể thì đã quá muộn.
(Ảnh minh họa)
Khi đi vệ sinh, thái giám thường ngồi xổm giống phụ nữ, dùng một tay giữ chiếc ống nhỏ ở vị trí bị hoạn rồi xả ra ngoài. Khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, các thái giám thường cúi người, ngồi xổm trong nhà xí, dùng một tay giữ khăn nhỏ ở vị trí bị hoạn rồi mới đi xả nước tiểu ra ngoài. Quá bất tiện nên các thái giám quan ngày xưa thường xuyên mang theo một chiếc khăn khô bên người.
Khi ngửi thấy mùi hôi từ phần dưới, thái giám chỉ còn một cách là quay về phòng để thay đồ. Nhưng với nhiều thái giám phải làm nhiệm vụ suốt ngày, họ không thể rời đi một phút một giây nào. Chỉ cần bị phát hiện rời khỏi nhiệm vụ được giao, thái giám đó sẽ bị đánh gậy. Thời phong kiến, dân chúng thường sử dụng những câu từ khó chịu và kinh tởm nhất để mô tả mùi hôi từ cơ thể của thái giám. Dù đứng cách xa cả 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi đó.
Để giảm bớt mùi hôi, từng có vài thái giám đã mặc quần áo thật dày nhưng nó lại là cách thức không hiệu quả. Cũng do khi hè đến, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
(Ảnh minh họa)
Một vài vị thái giám thông minh thì tìm những hương liệu có mùi thơm để che đi mùi hôi đi. Đây được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Chính vì sử dụng hương liệu mà các thái giám đã không khiến hoàng đế và các phi tần hậu cung khó chịu khi đứng gần. Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng có thừa vàng bạc để tìm hương liệu tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?