Thái tử chết, không thiếu con trai kế nghiệp, vì sao Chu Nguyên Chương cương quyết chỉ cho cháu trai nối ngôi?
“Mata Hari Nga” - người đánh cắp bí mật bom nguyên tử Mỹ / “Chiến dịch Cây tùng” - kế hoạch phá hoại New York của KGB
Năm 1392, Thái tử đầu tiên của vương triều Đại Minh là Chu Tiêu lâm bệnh qua đời khi mới 38 tuổi.
Vào thời điểm người con trưởng này chào đời, Chu Nguyên Chương đã gần 30. Cũng bởi vậy mà vị Hoàng đế khai quốc của Minh triều từ sớm đã ký thác nhiều hy vọng lên người Chu Tiêu, còn để con trai đi theo nhóm nhân tài cốt cán như Tống Liêm, Lý Thiện Trường, Từ Đạt để dùi mài kinh sử.
Từ năm 1364 khi Chu Nguyên Chương bắt đầu xưng vương, con trưởng Chu Tiêu đã được định sẵn là người kế nghiệp. Bản thân ông cũng không phụ sự kỳ vọng của cha mình, trở thành một bậc hiền nhân ân cần, nho nhã.
Nếu như lịch sử có thể thay đổi, Chu Tiêu có cơ hội kế vị, chắc chắn ông cũng sẽ trở thành một đấng minh quân từ ái hiếm có.
Chỉ tiếc rằng lịch sử vốn không có nếu như, sau khi Chu Tiêu đột ngột qua đời, Chu Nguyên Chương không lựa chọn bất kỳ ai trong số những người con trai còn lại để nối ngôi mà trực tiếp bỏ qua họ, đem ngại vị truyền lại cho cháu đích tôn của mình, cũng chính là con trưởng của Chu Tiêu - Chu Doãn Văn.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Cho tới ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng quyết định nói trên của Chu Nguyên Chương quả thực không phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Bởi lẽ những người con trai của ông đa số đều là các nhân vật từng xông pha trận mạc, có công lập quốc. Thế nhưng vị Hoàng đế ấy lại lựa chọn truyền ngôi cho một đứa trẻ lớn lên trong chốn thâm cung, chẳng có lấy nửa phần kinh nghiệm dù là trên phương diện chinh chiến hay trị quốc.
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, việc làm này dưới con mắt của người thời bấy giờ lại có thể xem là một sự an bài vô cùng hợp tình hợp lý vì những lý do dưới đây.
Lý do thứ nhất: Duy trì chế độ lập trưởng để bảo đảm trật tự trong hoàng thất
Năm xưa vì duy trì chế độ trung ương tập quyền, hoàng thất nhà Tống đã phải chịu cảnh bị cô lập khi thiên hạ xảy ra biến cố.
Rút kinh nghiệm từ tấm gương tiền triều này, Chu Nguyên Chương sau khi thành lập Đại Minh đã quyết định một lần nữa thiết lập lại chế độ phân phong đã bị phế trừ từ rất lâu trước đó.
Mục đích của ông là phong vương cho con cháu họ Chu, để họ cùng nhau chung tay góp sức bảo vệ giang sơn của gia tộc mình.
Nhìn từ một góc độ khác, Chu Nguyên Chương một khi đã quyết định phân phong chư vương thì buộc phải tuân theo chế độ tông pháp, mà một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ này chính là chỉ truyền lại quyền kế thừa cho dòng trưởng, từ đó duy trì thứ bậc tôn ti trong gia tộc một cách nghiêm khắc.
Theo đó, người con trưởng Chu Tiêu được lập làm Hoàng Thái tử, các Hoàng tử khác được phong làm Thân vương.
Con trưởng của Hoàng Thái tử sẽ là Hoàng Thái tôn, còn con trưởng của các Thân vương phải đợi tới sau năm 10 tuổi mới được lập làm Vương Thế tử.
Tựu chung lại, dưới điều kiện lý tưởng, với chế độ duy trì thứ bậc trong hoàng tộc như trên thì ngôi vị Hoàng đế chỉ có thể truyền lại cho dòng trưởng.
Vì vậy ngai vàng nếu không tới tay Chu Tiêu thì sẽ truyền lại cho con trưởng của Chu Tiêu. Đây vốn là một thứ tự truyền ngôi hết sức hợp lý và hợp pháp.
Mặc dù cách làm này không thể đảm bảo được người kế thừa sẽ là người ưu tú nhất, nhưng chắc chắn có thể giải quyết một cách ổn thỏa về vấn đề chọn người kế vị mà không gây ra đàm tiếu hay tranh cãi.
Do đó, việc Chu Nguyên Chương truyền lại ngôi cho người cháu đích tôn là Chu Doãn Văn có thể xem là một sự an bài hết sức thỏa đáng nếu chiếu theo chế độ thời bấy giờ.
Lý do thứ hai: Để các con trai cắt đứt mộng tưởng với ngôi vị Hoàng đế
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tuy nhiên vì để thiên hạ của Chu gia có thể ổn định lâu dài, Chu Nguyên Chương đã dành cho những người con trai được phong làm phiên vương không ít đặc quyền.
Các phiên vương này được xây dựng vương phủ trên đất phong, được bổ nhiệm, bãi nhiễm quan viên trong lãnh địa của mình, thậm chí nắm quyền sinh quyền sát trên mảnh đất ấy mà triều đình không thể can thiệp.
Trọng yếu hơn, họ còn nắm trong tay cả quân quyền. Bởi vào đầu thời nhà Minh, quyền tướng quân dưới trướng Chu Nguyên Chương hầu hết đều về tay các phiên vương, nhất là những người có công dựng nước như Tấn Vương, Yên Vương, Tần Vương đều sở hữu thực lực quân sự hết sức hùng hậu.
Sau đó, Chu Nguyên Chương tiến hành thanh trừng công thần. Quân quyền của những người này cũng về tay các phiên vương, khiến thế lực của họ càng được khuếch trương thêm một phần.
Mặc dù nhiều lời cảnh báo về hệ lụy của thế lực phiên vương đã được đưa ra, nhưng phải cho tới cuối thời Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương mới thực sự ý thức được mối uy hiếp từ chính những người con trai của mình.
Cũng bởi vậy mà ông đã nhanh chóng thực hiện một vài biện pháp ứng đối. Và việc truyền ngôi lại cho cháu trai Chu Doãn Văn là một biện pháp trọng yếu trong số đó.
Việc không chọn ai trong số những phiên vương làm người thừa kế phần là để duy trì nguyên tắc chỉ lập dòng trưởng, phần là để duy trì trật tự gia tộc, đồng thời cũng khiến cho những người con trai này triệt để cắt đứt mộng tưởng đối với ngai vàng, từ bỏ dã tâm tranh đấu.
Kết cục "thiên ý trêu ngươi" của lịch sử với gia tộc họ Chu
Tranh chân dung Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn. (Nguồn: Baidu).
Với dự cảm của một người cả đời đánh đông dẹp bắc để gây dựng giang sơn, Chu Nguyên Chương mặc dù đã ra sức dọn đường cho Chu Doãn Văn, thế nhưng vẫn không an tâm hoàn toàn mà từng căn dặn cháu trai mình rằng:
"Không thể không đề phòng Yên vương".
Yên vương chính là người con trai thứ tư của ông – Chu Đệ. Trong số những người con của Chu Nguyên Chương, Chu Đệ là một tên tuổi nổi bật về công lao chinh chiến sa trường, đồng thời cũng là phiên vương sở hữu thế lực và dã tâm hết sức đáng gờm.
Lời căn dặn của Chu Nguyên Chương đã cho thấy một sự thật: Ông hiểu rằng trong số các con trai của mình, Chu Đệ chính là người có khả năng bất mãn nhất đối với quan điểm chỉ lập dòng trưởng, cũng là người đầu tiên có nguy cơ đứng ra gây chuyện.
Vì vậy mà trước lúc lâm chung, vị Hoàng đế ấy đã từng đưa ra di chiếu. Trong đó có 2 yêu cầu đối với các phiên vương:
Thứ nhất, các phiên vương không được tiến vào kinh thành, cho dù là vào đưa tang Tiên đế.
Thứ hai, bá quan văn võ ở các đất phong không còn bị phiên vương điều khiển mà do triều đình thống nhất điều động, chỉ huy.
Như vậy, những phiên vương của Minh triều sẽ chỉ còn lại quan quân hộ vệ của họ mà thôi.
Tranh chân dung Yên vương Chu Đệ - tức Minh Thành Tổ sau này. (Nguồn Baidu).
Trên thực tế, di chiếu này mặc dù là bước đi nhằm dọn đường cho Chu Doãn Văn kế vị, nhưng cũng là mồi lửa châm ngòi cho hết thảy những bi kịch và rối loạn sau này.
Sau khi nối ngôi, Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn tuy đã thành công phế trừ một số phiên vương, thế nhưng cuối cùng vẫn bại trong tay người chú ruột là Yên vương Chu Đệ.
Kết cục là sau khi Chu Đệ làm phản thành công và tiến vào kinh thành, Chu Doãn Văn chỉ còn cách vứt bỏ ngôi vị Hoàng đế, để rồi vĩnh viễn biến mất một cách bí ẩn trong biển lửa cháy đỏ của kinh thành năm ấy.
Thế nhưng lịch sử dường như cũng đã trêu đùa tâm ý của Chu Nguyên Chương. Bởi thực tế đã chứng minh rằng, người con trai mà ông ra sức đề phòng là Chu Đệ lại có khiếu làm vua hơn nhiều so với người cháu được chọn nối ngôi như Chu Doãn Văn.
Sau khi lên ngôi, Chu Đệ đã mở ra một thời kỳ thịnh trị hiếm có trong lịch sử Minh triều, sử cũ vẫn thường gọi đó là thời kỳ "Vĩnh Lạc thịnh thế".
* Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?