Thảm án 'nhuộm da' người chết: Lão nông bế thi thể con gái đi kêu oan, chuyên gia lần theo manh mối - Tất cả vì 1 quả dưa!
Lý giải nguyên nhân các vụ xác chết 'đập quan tài sống lại' / Làm thợ đào mộ thuê nhiều năm, người đàn ông vô tình chứng kiến hiện tượng kỳ quái xảy ra với xác chết, run bần bật vì khoa học cũng không lý giải được
Tống Từ đại nhân lúc này đã 54 tuổi và được thăng cấp làm Đề điểm hình ngục tại Giang Nam. Bỗng một ngày, có một lão nông bế theo thi thể của một người con gái tới gõ trống kêu oan. Theo lời ông lão, con ông vì xô xát với hàng xóm mà bị đánh chết.
Cô gái vì xô xát với hàng xóm mà chết tức tưởi. (Ảnh: Sohu)
Quả thực, trên thi thể người chết có rất nhiều vết bầm nhưng nhìn sơ qua không thể khẳng định điều gì. Vì vậy, Tống Từ đại nhân quyết định sẽ khám nghiệm tử thi ngay trên công đường. Đáng tiếc, luật pháp nhà Tống quy định rằng nam giới không được động chạm các bộ phận kín của nữ giới không quen biết, cho dù là tử thi nên Tống Từ không thể trực tiếp khám nghiệm cho nạn nhân.
Dù quy định của pháp luật khiến cho việc điều tra khó khăn hơn, Tống Từ đại nhân vẫn quyết định khám nghiệm những vết bầm trên bàn tay của nạn nhân. Đầu tiên, ông dùng khăn nhúng nước làm ẩm phần bị bầm, sau đó đắp lên trên một chút tỏi tây giã nát và dùng một mảnh giấy ngâm giấm phủ lên trên.
Sau khi lau sạch lớp bã, Tống Từ hình quan nhỏ lên bề mặt vết bầm 1 giọt nước. Thấy giọt nước chảy xuống rất nhanh, ông lập tức công bố kết luận cô gái không phải chết do bị đánh và những vết bầm này là ngụy tạo.
Vậy Tống Từ đại nhân đã phát hiện ra bí mật gì trên vết thương của nạn nhân?
Sau đó Tống đề hình dùng tỏi tây đắp lên vết bầm tím. (Ảnh: Sohu)
Theo Tống đề hình, nếu trên da bị thương dẫn tới bầm tím thì vùng da đó sẽ khô và cứng hơn những chỗ khác. Màu da tại vùng bị thương cũng sẽ có màu sẫm hơn xung quanh. Tuy nhiên, con người sau khi chết ở những khu vực da mỏng cũng sẽ có màu đậm hơn vùng khác, rất dễ nhầm với vết bầm. Để loại bỏ khả năng đó, Tống Từ đại nhân đã dùng cách đắp bã tỏi tây và giấm nhằm khôi phục lại sự biến đổi trên da của nạn nhân.
Hơn nữa, nếu nạn nhân bị thương thực sự thì khi nhỏ nước lên những chỗ có vết bầm, nước sẽ thấm xuống da chứ không thể chảy nhanh như khi Tống Từ đại nhân thử nghiệm. Ngoài ra, khi ông ấn vào vết bầm của thi thể không hề cứng rắn mà ngược lại rất mềm.
Tống Từ đại nhân còn dùng giấy tẩm giấm đắp lên bã tỏi tây. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia pháp y thời hiện đại đã thử lại cách của Tống Từ đại nhân và nhận ra rằng, cách đắp tỏi tây và giấm của ông thực tế rất giống với việc chúng ta dùng cồn lau trên da. Mục đích của phương pháp này quả thực để tăng độ ẩm cho da, giúp phục hồi sự biến đổi trên da của người sau khi chết và cũng là để xác định vết bầm là thật hay giả.
Bởi trong cơ thể con người, các cơ quan và mô đều chứa một lượng nước nhất định. Khi còn sống, thông qua tuần hoàn máu nên nước được duy trì và cân bằng khiến da không bị khô.
Tuy nhiên, với người chết thì ngược lại, các hoạt động đều bị ngừng dẫn tới khả năng hấp thụ nước bị mất, cơ thể không thể bổ sung nước bị mất do bay hơi nên những vùng da mỏng sẽ bị biến đổi và dễ gây nhầm với vết thương.
Cuối cùng ông đã chứng minh được cô gái không phải chết vì bị đánh. (Ảnh: Sohu)
Đặc biệt nếu trên người có vết thương làm cho mạch máu bị vỡ hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím. Do biểu bì da bị phá hủy nên nước tại khu vực này cũng bay hơi nhanh hơn so với vùng da bình thường.
Để xác định được chính xác là sự biến đổi da hay vết bầm thì pháp y cần phẫu thuật và ngâm vào formalin và quan sát dưới kính hiển vi.
Vạch mặt hung thủ
Trước những lập luận không thể chối cãi, ông lão đành phải thừa nhận chính mình đã tạo ra những vết bầm giả. Ông đã làm như vậy sau khi con gái mình tự tử vì bị người phụ nữ hàng xóm nhục mạ. Nguyên nhân là bởi cô gái khi đi qua ruộng dưa nhà hàng xóm đã nảy ý định lấy trộm quả dưa thì bị bắt gặp.
Người phụ nữ đó là một người vô cùng ghê gớm nên cô ta đã chửi bới con gái của ông lão. Sau khi con gái chết, ông lão quá tức giận muốn trả thù người hàng xóm nên đã lấy lá cây sồi giã nát để đắp lên tay chân con gái. Vì loại lá cây này thường được dùng để nhuộm vải, có thể tạo ra màu tương tự như những vết bầm tím.
Qua câu chuyện này, có thể thấy thời cổ đại dù chưa có những công cụ hiện đại hỗ trợ nhưng Tống Từ đại nhân với sự uyên thâm của mình đã không chỉ giúp người chết mà còn tẩy oan cho cả người sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính