Khám phá

Vị hoàng đế bệnh hoạn nhất lịch sử bật nắp quan tài giao hoan cùng xác chết

Vị Hoàng đế si tình đến mức bệnh hoạn này chính là Hoàng đế nước Hậu Yên Mộ Dung Hy (384 – 409).

Vua Đường Lý Thế Dân giết cả anh và em trai để cướp ngôi, hơn 1000 năm sau kẻ tiếp tay mới bị đưa ra ánh sáng nhờ 1 tấm bia mộ / Thấy con mới 1 tuổi viết ra chữ này, vua Đường Lý Thế Dân âm thầm ấn định ngay người kế vị

Mộ Dung Hi (tiếng Trung: 慕容熙; bính âm: Mùróng Xī) (385–407), tên tự Đạo Văn (道文), gọi theo thụy hiệu là (Hậu) Yên Chiêu Văn Đế ((後)燕昭文帝), là một hoàng đế của nước Hậu Yên trong Trung Quốc. Ông là một trong những người con trai nhỏ tuổi nhất của Mộ Dung Thùy (Vũ Thành Đế), và sau cái chết của cháu trai Mộ Dung Thịnh (Chiêu Vũ Đế), ông đã lên ngôi hoàng đế nhờ mối quan hệ tình ái giữa ông và mẹ của Mộ Dung Thịnh, Đinh Thái hậu. Ông là được coi là một người cai trị tàn bạo và thất thường, các hành động bất thường của ông cùng với hoàng hậu Phù Huấn Anh đã hủy hoại nước Hậu Yên. Sau khi Phù Hoàng hậu qua đời năm 407, ông rời khỏi kinh đô Long Thành (龍城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) để chôn cất bà, các binh lính tại Long Thành đã nhân cơ hội này để quay sang nổi loạn và thay thế ông bằng con trai nuôi của Mộ Dung Bảo là Mộ Dung Vân, bản thân Mộ Dung Hi sau đó bị giết. Bởi Mộ Dung Vân là con nuôi và sau này đã cải sang họ gốc là "Cao" nên một số sử gia coi Mộ Dung Hi là vị hoàng đế cuối cùng của Hậu Yên, còn Cao Vân là hoàng đế đầu tiên của Bắc Yên.

mo-dung-hy-2
Trong suốt 7 năm tại vị, Mộ Dung Hy không có chút thành tích nổi bật nào về triều chính. Nhưng mối si tình mà ông ta dành cho hoàng hậu của mình thì quá nổi tiếng trong thiên hạ.

Từ xưa tới nay, Hoàng đế si tinh là chuyện chẳng hiếm nhưng si tình đến mức mất cả giang sơn, mất cả tôn nghiêm rồi cuối cùng, thậm chí bật nắp quan tài giao hoan với xác chết thì lại là chuyện không phải lúc nào cũng có. Hoàng đế nước Hậu Yên (384 – 409), Mộ Dung Hy chính là ông hoàng quái đản, "vô tiền khoáng hậu" đó.

Yêu chị dâu để được làm Vua

Năm 395, Hoàng đế nước Hậu Yên khi đó là Mộ Dung Thùy đem quân tấn công Bắc Ngụy. Thùy sai con là Thái tử Mộ Dung Bảo làm thống soái dẫn đầu 8 vạn quân tấn công Bắc Ngụy. Không ngờ chỉ sau một trận ở dốc Tham Hợp, 8 vạn quân tiên phong lẫn 2 vạn quân tiếp viện bị tiêu diệt sạch không còn một mống. Sau trận Tham Hợp, hơn 4 vạn tù binh Hậu Yên bị vua Bắc Ngụy hạ lệnh dùng đá chôn sống toàn bộ.

Tháng 4 năm 396, Mộ Dung Thùy chết trên đường trở về, thọ 71 tuổi, thái tử Mộ Dung Bảo kế vị. Hai năm sau đó, năm 398, Mộ Dung Bảo đem quân đánh Bắc Ngụy lại thua to, chạy về đến kinh đô Long Thành thì bị chính cậu mình là Lan Hãn giết chết. Để trừ hậu hoạn, Lan Hãn còn giết luôn hơn 100 tông thất rồi tự xưng là Xương Lê Vương. Tháng 10 cùng năm, con trai Mộ Dung Bảo là Mộ Dung Thịnh tập hợp quân tâm phúc xông vào cung giết chết cha con Lan Hãn, tự lên ngôi Hoàng đế.

Rút từ người cha, Mộ Dung Thịnh rất nghiêm khắc và tàn nhẫn với quần thần của mình. Nhưng cũng chính vì thế, các mưu đồ nổi loạn xuất hiện khắp nơi. Tháng 8 năm 401, Mộ Dung Thịnh bị quân nổi loạn đuổi giết, bị thương rất nặng. Tự cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, Mộ Dung Thịnh sai người cho gọi người chú của mình là Mộ Dung Hy đến để phó thác chuyện hậu sự. Tuy nhiên, khi Hy chưa kịp tới thì Thịnh đã chết.

 

Song một kẻ mưa và tàn nhẫn như Mộ Dung Thịnh cũng không biết rằng, ông chú của mình đã lăm le ngồi lên ngai vàng từ lâu. Và người đứng sau giúp đỡ Mộ Dung Hy không phải ai khác chính là người mẹ của Mộ Dung Thịnh – Đinh Thái hậu.

Trong lúc những tông thất họ Mộ Dung còn đang mải mê chém giết tranh giành ngai báu thì vị vương tử đa tình Mộ Dung Hy bắt đầu để ý người chị dâu đang phải sống cô đơn lạnh lẽo trong chốn thâm cung. Năm ấy, Mộ Dung Hy tuổi mới 20, lại khôi ngô tuấn tú xuất chúng, nổi tiếng khắp Hậu Yến. Trong khi đó, Mộ Dung Bảo chinh chiến liên miên bên ngoài rồi qua đời, tuổi còn xuân sắc, Đinh Hoàng hậu đã phải lên chức Thái hậu, một mình lạnh lẽo trong cả cấm cung rộng lớn không một bóng đàn ông. Vì vậy chuyện hai người đến với nhau cũng chẳng có gì là lạ.

Bất chấp triều thần phản đối, Đinh Thái Hậu quyết chí lập Mộ Dung Hy lên làm hoàng đế. Thế là bằng vẻ ngoài tuấn tú và mối tình với bà hoàng cô độc, Mộ Dung Hy đã leo lên được ngai vàng một cách dễ dàng. Nhưng Mộ Dung Hy chẳng vì thế mà chung tình với Đinh Thái hậu. Chẳng bao lâu sau đó, từ Thái tử Mộ Dung Định, Mộ Dung Nguyên cho đến Đinh Thái hậu đều bị Hy giết chết không thương tiếc.

Bật nắp quan tài giao hoan với xác chết

Một năm sau khi lên ngôi, Mộ Dung Hy lấy hai người con gái của quan đại thần Phù Mô là Phù Nhung Nga và Phù Huấn Anh. Vốn tính háo sắc, ưa của lạ nên Hy rất yêu chiều hai chị em họ Phù, vừa khi mới vào cung đã phong cho Nhung Nga làm Quý nhân còn Huấn Anh làm Quý tần, suốt ngày quấn quýt chơi đùa không biết chán.

 

Đinh Thái hậu từ chỗ là tình nhân duy nhất giờ bị lép vế bởi hai chị em họ Phù nên lấy làm uất ức. Vì vậy, bà quyết định lập mưu phế bỏ Mộ Dung Hy. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không dễ dàng như Đinh Thái hậu suy tính. Chuyện nổi loạn bại lộ, Mộ Dung Hy lấy cớ giết luôn bà để chiều lòng haingười đẹp họ Phù.

Sau khi Đinh Thái hậu bị giết, Hy đã lập Huấn Anh lên làm Hoàng hậu, người đời thường gọi là Phù Hoàng hậu. Hy yêu chiều Huấn Anh tới mức bất cứ việc gì khiến cô ta vui, Hy đều thực hiện bằng được.

Năm 403 Mộ Dung Hy cho xây cung Long thành trong vườn thượng uyển, có chiều dài 4 dặm vuông, dài 1 dặm, cao 57 mét, huy động hơn 2 vạn nhân công. Đến mùa hè năm 404 lại xây tiếp cung Tiêu Diêu với hàng trăm phòng, người làm việc không được nghỉ, phân nửa số nhân công chết vì nóng và kiệt sức. Tất cả chỉ là để Phù Hoàng hậu có chỗ vui chơi.

Phù Hoàng hậu thích đi bơi, Mộ Dung Hy liền dẫn nàng đi khắp tìm những sông hồ đẹp nhất để nàng thỏa thích bơi lội. Phù Hoàng hậu lại còn sở thích ăn những món trái mùa. Mùa hè nóng nực thì đòi ăn vây cá đông, mùa đông tuyết rơi thì đòi ăn địa hoàng tươi. Nhưng tất thảy đều được Mộ Dung Hy chiều theo. Bất cứ ai không thực hiện được theo yêu cầu của Phù Hoàng hậu đều bị tội chặt đầu. Sử sách còn chép, chỉ tính những người chết vì những cuộc vui của Hoàng hậu đã lên tới hơn 5000 người.

Càng về sau, Mộ Dung Hy càng không thể rời khỏi Phù Hoàng hậu, đến mức dẫn quân đi đánh trận, cũng phải mang theo. Năm 405, Hậu Yên tấn công thành Liễu Đông của quân Cao Ly. Thành sắp bị hạ nhưng vì muốn Mộ Dung Hy ngồi cùng xe với Phù Hoàng hậu vào thành nên quân lính phải hoãn lại giờ tấn công thành khiến thời cơ bị bỏ lỡ.

 

Một năm sau đó, năm 406, Hậu Yên lại đem quân tấn công Khiết Đan nhưng thấy quân Khiết Đan quá mạnh, Mộ Dung Hy sợ quá, đành hạ lệnh cho quân rút về. Nhưng Phù Hoàng hậu thì không nghe, muốn được xem đánh trận. Để chiều lòng người đẹp, Mộ Dung Hy dẫn toàn bộ quân đội của mình chuyển sang tấn công Cao Ly. Đường hành quân dài hơn 3 nghìn dặm, binh sĩ mệt mỏi chết ở dọc đường vô số. Quân đội của Mộ Dung Hy chẳng bị ai đánh cũng tự tan tác, tất cả chỉ vì một cái lắc đầu của Phù Hoàng hậu.

May mắn cho triều đình Hậu Yến, vị Hoàng hậu xinh đẹp nhưng trái tính trái nết cũng là một người đoản mệnh. Một năm sau đó, Phù Hoàng hậu mang bệnh nặng mà qua đời. Sử sách chép rằng, Mộ Dung Hy đấm ngực, giậm chân, khóc lóc như đám tang cha, ai can ngăn cũng không thôi. Đến khi khâm liệm, chuẩn bị đậy nắp quan tài, Mộ Dung Hy còn xông đến ôm lấy quan tài rồi khóc rống lên, không chịu rời.

Cuối cùng, không chịu đựng được sự chia ly phũ phàng ấy, Mộ Dung Hy ra lệnh mở nắp quan tài của Phù Hoàng hậu rồi trèo vào bên trong giao hoan cùng người đẹp suốt mấy ngày liền không chịu ra. Si tình và bệnh hoạn đến như Mộ Dung Hy có lẽ cổ kim chỉ có một. Có điều, cái giá mà vị Hoàng đế này phải trả cho điều này thì quá đắt.

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Từ Hy Thái hậu tuẫn táng 100 đứa trẻ vô tội cùng mình vì... sợ ma

Sau nhiều ngày giằng co chần chừ, Mộ Dung Hy mới sai người đậy nắp quan tài để đưa thi hài Hoàng hậu vào linh đường. Để tỏ lòng thương tiếc, Mộ Dung Hy còn hạ lệnh cho các quan phải khóc thật lớn, ai khóc to, khóc nhiều sẽ được thưởng, ai không khóc sẽ phải chịu tội.

 

>> Xem thêm: Giải mã bí ấn Tử Cấm Thành: Tiết lộ cách chế tạo `máy sữa người` của Từ Hy Thái hậu

Chưa hết, khi đưa quan tài Hoàng hậu đi chôn cất, Mộ Dung Hy còn đầu trần, chân đất đi bộ theo xe tang ra khỏi cung đến hơn 20 dặm. Vì xe tang quá cao, không ra được khỏi cổng thành, Mộ Dung Hy ngay lập tức hạ lệnh phá đổ cổng thành phía bắc để đưa xe tang ra. Người dân kinh thành đến xem, ngán ngẩm than rằng: “Họ Mộ Dung tự phá quốc môn thì làm sao mà bền lâu được?”.

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn 10 hoàng đế nhà Thanh đều băng hà vào cuối đông, đầu xuân, chưa ai vượt qua hết tháng Giêng

Sau đó, để thể hiện tình cảm chân thành của mình với Phù Hoàng hậu, Mộ Dung Hy còn cho xây dựng một lăng mộ rất xa hoa và rộng lớn gọi là “Chinh Bình Lăng”, dự định sau này sẽ chôn cùng Phù Hoàng hậu tại đây.

>> Xem thêm: Hoàng đế loạn luân nhất Trung Quốc đưa cả con dâu lên giường để thỏa mãn nhu cầu

 

Ngoài ra, chị dâu của Mộ Dung Hy là Trương thị vì là người có chút nhan sắc cũng bị Hy ra lệnh phải tuẫn táng theo Phù Hoàng hậu… cho có bạn. Những người dân Hậu Yên thấy những chuyện hoang đường mà Mộ Dung Hy làm, chỉ biết nhìn nhau lắc đầu mà rằng: “Hậu Yên sắp bị diệt tới nơi rồi!”.

>> Xem thêm: Hoạn quan lộng quyền: Chuyện giường chiếu ngay cả với hoàng đế, thái hậu cho đến các cung tần, mỹ nữ

Quả nhiên, tới tháng 7 năm 407, Trung Vệ Tướng quân Phùng Bạt và Tả Vệ Tướng quân Trương Hưng vì bất bình với hành động hoang đường của Mộ Dung Hy cùng nhau liên kết với Mộ Dung Vân khởi binh chống lại Mộ Dung Hy. Quân của Mộ Dung Vân nhanh chóng đánh bại quân của Hy.

>> Xem thêm: Tìm ra bí quyết của Từ Hy thái hậu biến thềm ngực nảy nở như hoa, khiến vua mê mệt không rời

Hy thua trận, chạy về cung cải trang quần áo thường dân để trốn chạy nhưng chưa được bao xa thì bị bắt. Mộ Dung Vân ra lệnh giết chết Mộ Dung Hy bêu đầu giữa chợ. Cuộc đời vị hoàng đế hoang dâm và hoang đường bậc nhất trong Trung Quốc kết thúc.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm